ông, và khi những cô nàng ở Anga đến đứng chung quanh ông, ông không
thể hiểu nổi họ là gì. Họ tự giới thiệu là những người khổ hạnh và mời đạo
sĩ đến thăm nơi tu hành của họ, và chở ông ta đi” (trong bang Mysore, ở
Kigga, cao 4.000 bộ trên mặt biển, một bản khắc trên cột một ngôi đền cho
biết vị ẩn sĩ trẻ được đưa đi trên một chiếc cáng làm bằng những cánh tay
của những người đàn bà trần truồng đan lại với nhau). “Ông vừa mới tới
Anga, thì trời mưa. Nhà vua vui mừng, thưởng cho các cô gái, và thuyết
phục người đạo sĩ lấy con gái mình và ở lại trong triều đình của Người”.
Đaxaratha đến Anga và mời đạo sĩ đén Ađôdia. Lễ tế thần đã được cử
hành theo sự hướng dẫn của ông ta và tiếp tục suốt một năm liền, và đến
giai đoạn cuối của lễ, thì một nhân vật siêu phàm từ trong ngọn lửa tế thần
hiện ra, trong tay cầm một cái khay bằng bạc, trên khay có một cái bát
đựng gạo thần. Anh ta đặt chiếc khay bên cạnh vua Đaxaratha rồi lại biến
vào trong lửa.
Rishya Sringa khuyên nhà vua: “Xin Hoàng thượng hãy lấy gạo chia
cho các hoàng hậu rồi các bà sẽ có con”. Đúng ngày tháng, các bà vợ của
vua Đaxarata, hoàng hậu Cooxxanlia và hoàng hậu Kicai-i đã sinh Rama và
Baratha, còn hoàng hậu Xumitra sinh Lasomana và Xatruna.
Cuộc đời của Đaxaratha đã có đầy đủ ý nghĩa hơn và cảm thấy rất
sung sướng khi theo dõi mấy người con khôn lớn. Cứ đến mỗi giai đoạn,
nhà vua lại tìm người đỡ đầu để giúp các con tập luyện và phát triển. Trong
thời gian đó, cứ mỗi sáng các cậu vào trong rừng trúc học yoga và học triết
học với những bậc thầy rất tinh thông đang sống ở đó. Buổi chiều muộn,
sau khi học xong, khi các hoàng tử đi bộ trở về cung, nhân dân đứng đông
đặc trên đường để ngắm nhìn họ. Rama lúc nào cũng nói một lời với mọi
người trong đám đông, thăm hỏi họ: “Các người ra sao, có khỏe không?
Con cái có sung sướng không? Các người có cần ta giúp đỡ gì không? ”.
Và họ lúc nào cũng trả lời: “Với ngài là vị hoàng tử của chúng tôi, và phụ