đồng,” ông viết, “những người thầy trung tín nhất của tôi, quen thuộc với
tất cả bí mật của tự nhiên... Mọi người nên tận dụng chúng.”
_____
Hãy nhắc đến Kepler nếu bạn muốn làm cho nhà tâm lý học Dedre
Gentner của Đại học Northwestern cảm thấy hào hứng. Bà ấy sẽ khoa tay
múa chân cho mà xem. Cặp kính gọng đồi mồi của bà sẽ lúc lắc lên xuống.
Bà có lẽ là chuyên gia đầu ngành trên thế giới về lĩnh vực tư duy so sánh
tương đồng. Tư duy so sánh tương đồng sâu là một cách thực hành nhận
biết những điểm tương đồng có tính khái niệm trong nhiều lĩnh vực hoặc
tình huống dường như không có điểm nào chung nhìn từ bên ngoài. Đó là
một công cụ mạnh mẽ giúp giải quyết những vấn đề mơ hồ, và Kepler là
một người nghiện phép so sánh tương đồng, vì thế Gentner hiển nhiên rất
hâm mộ ông. Khi đề cập đến một một chi tiết lịch sử nhỏ nhặt về ông và
điều này có thể khiến các độc giả hiện đại hiểu nhầm, bà đề xuất rằng tốt
nhất không nên công bố vì nó làm xấu đi hình ảnh của ông, dù ông đã qua
đời gần 400 năm.
“Theo ý kiến của tôi,” Gentner bảo tôi, “khả năng tư duy tương quan
của chúng ta là một trong những lý do giúp chúng ta chế ngự hành tinh này.
Mối tương quan thật sự rất phức tạp đối với các loài khác.” Tư duy theo
phép so sánh tương đồng đón nhận cái mới và biến nó thành điều quen
thuộc, hoặc đón nhận những cái quen thuộc và xem xét nó ở góc độ mới, và
cho phép con người suy luận xuyên qua những vấn đề mà họ chưa bao giờ
gặp phải trong những bối cảnh không quen thuộc. Nó cũng cho phép chúng
ta hiểu những cái chúng ta hoàn toàn không thể thấy. Học sinh có thể học
về sự chuyển động của các phân tử bằng cách so sánh tương đồng với sự va
chạm của các quả bóng bi da; nguyên tắc của dòng điện có thể được hiểu
được với bằng phép so sánh tương đồng của dòng nước chảy qua hệ thống
ống nước. Các khái niệm trong sinh học được dùng như những phép so
sánh tương đồng để truyền đạt về công nghệ mới nhất của trí thông minh
nhân tạo: “mạng lưới thần kinh”, là hệ thống học cách nhận biết các hình