năm 1957 đến 1964) đã có ít nhất 11 công việc khác nhau trong độ tuổi từ
18 đến 50, và điều đó khá giống nhau đối với phụ nữ và nam giới ở các cấp
học khác nhau.
Ngựa ô luôn tìm kiếm phẩm chất phù hợp. “Họ không bao giờ nhìn
quanh và nói: “Ồ, tôi sẽ bị tụt lại đằng sau, những người này bắt đầu sớm
hơn và có nhiều thứ hơn tôi khi còn trẻ,” Ogas bảo tôi. Họ tập trung vào
việc: “Đây là tôi của thời điểm hiện tại, đây là động lực của tôi, đây là
những gì tôi thấy tôi thích làm, đây là điều tôi muốn học hỏi và đây là
những cơ hội. Những cái nào trong số này là phù hợp nhất cho thời điểm
hiện tại? Và có thể trong một năm nữa, tôi sẽ thay đổi vì tôi sẽ tìm ra điều
gì đó tốt hơn.”
Mỗi chú ngựa ô có một hành trình mới lạ, nhưng đều có một chiến
lược chung. “Lập kế hoạch ngắn hạn,” Ogas nói với tôi. “Tất cả họ đều
thực hành nó, chứ không phải là kế hoạch dài hạn.” Ngay cả những người
nhìn từ xa thì giống như những người tài giỏi có tầm nhìn dài hạn, khi nhìn
gần lại thường giống như các nhà hoạch định ngắn hạn. Khi người đồng
sáng lập Phil Knight của hãng Nike được hỏi về tầm nhìn dài hạn của ông
ấy vào năm 2016 và làm thế nào ông biết những gì mà mình muốn khi mở
công ty, ông ấy đã trả lời rằng ông chỉ biết mình muốn trở thành một vận
động viên chuyên nghiệp. Nhưng ông không đủ giỏi, vì vậy ông đơn giản
chỉ cố gắng tìm cách nào đó để vẫn liên quan đến thể thao. Ông tình cờ tập
chạy theo sự hướng dẫn của một huấn luyện viên trường đại học, người
luôn hí hoáy với giày và sau này trở thành đồng sáng lập với ông. “Tôi cảm
thấy tiếc cho những người biết chính xác những gì họ sẽ làm từ thời họ là
học sinh năm hai ở trường trung học,” ông nói. Trong hồi ký của mình,
Knight đã viết rằng ông “không tập trung nhiều vào việc đặt mục tiêu” và
mục tiêu chính của công ty giày non trẻ của ông là thất bại nhanh chóng để
ông có thể áp dụng những gì ông đã học vào doanh nghiệp tiếp theo của
mình. Ông đặt ra một mục tiêu then chốt ngắn hạn khác tiếp nối, áp dụng
các bài học ông trải qua.
Ogas sử dụng thuật ngữ tốc ký “giao ước tiêu chuẩn hóa” cho quan
niệm văn hóa nhận định: việc đánh đổi một con đường tự khám phá bản