RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 209

Chương 9

Công nghệ cũ – Tư duy mới

T

RONG SUỐT HAI THẾ KỶ đóng cửa tự cô lập, Nhật Bản đã

cấm hanafuda – “bài hoa”. Sở dĩ có tên gọi này là vì trong bộ bài được
phân thành 12 nhóm khác nhau đều lấy hoa làm đại diện. Trò chơi này
được xem là một loại cờ bạc và đại diện cho sự ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây vốn không được chào đón ở Nhật vào giai đoạn đó.
Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản quay trở lại với thế giới và lệnh cấm cuối
cùng đã được dỡ bỏ. Vì vậy, vào mùa thu năm 1889, một chàng trai trẻ
đã mở một cửa hàng gỗ nhỏ ở Kyoto và treo một tấm biển ngay cửa
sổ: “Nintendo”.
Ý nghĩa chính xác của các ký tự Nhật Bản đã mất đi theo dòng lịch sử.

Có thể chúng có nghĩa là “để lại may mắn lên thiên đường,” nhưng có
nhiều khả năng là cách nói thi vị của câu “công ty được phép bán
hanafuda”. Đến năm 1950, công ty có khoảng 100 công nhân và người
cháu cố của nhà sáng lập tiếp quản chức lãnh đạo lúc 22 tuổi. Nhưng rồi rắc
rối cũng đến. Khi Thế vận hội Tokyo 1964 tới gần, những người lớn tuổi ở
Nhật Bản chuyển sang chơi pachinko

1

và cơn sốt bowling nuốt chửng

những đồng đô-la giải trí. Trong nỗ lực tuyệt vọng để đa dạng hóa một
công ty đã tồn tại nhờ hanafuda trong ba phần tư thế kỷ, vị chủ tịch trẻ tuổi
bắt đầu đầu tư tràn lan, vô tổ chức. Thực phẩm thì không bao giờ lỗi mốt,
vì vậy ông đã chuyển sang kinh doanh cơm và các bữa ăn liền mang nhãn
hiệu nhân vật hoạt hình (Có ai ăn mì Popeye không nhỉ?). Sau đó, một liên
doanh xe taxi thất bại và các “khách sạn tình yêu” thuê theo giờ thất bại đã
đưa vị chủ tịch lên các trang báo lá cải. Nintendo chìm vào nợ nần. Vị chủ
tịch quyết định thuê những sinh viên tốt nghiệp đại học trẻ hàng đầu giúp
anh ta cách tân tổ chức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.