RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 293

Chương 12

Những tấm gương tài tử có chủ đích

T

hứ Bảy ngày 23 tháng 1 năm 1954, như thường lệ, Oliver

Smithies đang làm việc trong phòng thí nghiệm ở Toronto. Ông tự đặt
tên cho công việc này là “Những thí nghiệm sáng thứ Bảy”. Vì không
có ai xung quanh nên ông cảm thấy mình được thoát khỏi sự gò bó của
công việc thường ngày. Vào thứ Bảy, ông không cần phải cân nhắc
mọi thứ thật cẩn thận. Ông có thể lấy một lượng nhỏ của thứ này, một
chút xíu của thứ khác để làm thí nghiệm, một hoạt động mà nếu làm
trong tuần thì sẽ bị xem là lãng phí thời gian và thiết bị. Ông có thể
thử nghiệm một cái gì đó mà ông thấy rất cuốn hút, nhưng ít liên quan
đến dự án chính của ông. “Người ta cần để cho bộ não nghĩ về một cái
gì đó khác với công việc hằng ngày của nó,” ông nói. Theo như cách
nói của Smithies: “Vào ngày thứ Bảy, bạn không cần phải tư duy hoàn
toàn hợp lý.”
Smithies làm việc trong phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về

insulin, và công việc của ông là tìm ra tiền chất insulin. Công việc đang
trong giai đoạn bế tắc, theo đúng nghĩa đen.

Phương pháp tách các phân tử ra để làm đối tượng nghiên cứu đòi hỏi

phải chạy một dòng điện qua một loại giấy ẩm đặc biệt. Các phân tử tách
rời nhau khi chúng đi qua tờ giấy. Nhưng insulin cứ dính vào giấy. Smithies
đã nghe rằng bệnh viện nhi địa phương đã thử dùng hạt tinh bột ẩm thay vì
giấy. Tinh bột đã giải quyết vấn đề về kết dính, nhưng sẽ buộc ông phải cắt
các hạt thành 50 lát và phân tích từng hạt riêng lẻ để tìm ra nơi các phân tử
tụ lại. Điều đó sẽ mất không biết bao nhiêu là thời gian, vì vậy nó là một ý
tưởng không có triển vọng. Rồi ông nhớ ra một việc đã xảy ra khi ông 12
tuổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.