viên chỉ cộng tác với một số người nhất định. Môi trường này xem ra có thể
hiệu quả và thoải mái nhưng rõ ràng không phải là động cơ để sáng tạo.
“Toàn bộ mạng lưới trông rất khác nhau khi bạn so sánh một nhóm thành
công với một nhóm không thành công”, theo Luís A. Nunes Amaral, một
nhà vật lý tại Đại học Northwestern chuyên nghiên cứu về mạng lưới.
Amaral không so sánh các nhóm riêng lẻ, mà là các hệ sinh thái lớn hơn
thúc đẩy sự ra đời của các đội thành công.
Tình hình kinh doanh của nhà hát Broadway trong bất kỳ thời đại cụ
thể nào, cho dù là cực kỳ thịnh vượng hay thất bại thảm hại, ít liên quan
đến những tên tuổi nổi tiếng cụ thể và chủ yếu là do các nghệ sĩ – cộng tác
viên có kết nối và phối hợp nhịp nhàng với nhau hay không. Trong những
năm 1920 có hàng chục chương trình với sự tham gia của Cole Porter,
Irving Berlin, George Gershwin, Rodgers và Hammerstein
1
(mặc dù chưa
từng hợp tác với nhau), trong khi đó đáng kinh ngạc là có đến 90% các
chương trình mới gặp thất bại. Đó là một giai đoạn mà các sân khấu kịch bế
tắc, chỉ gồm toàn những khuôn mặt cũ cộng tác với nhau và hiếm khi vượt
ra ngoài khuôn khổ.
1
. Những nhà soạn nhạc cho sân khấu Broadway. (ND)
Những quan hệ hợp tác mới cho phép những nhà sáng tạo “đem những
ý tưởng vốn là truyền thống trong một lĩnh vực và đưa chúng vào một lĩnh
vực mới, nơi chúng đột nhiên được xem là một phát minh”, nhà xã hội học
Brian Uzzi, cộng tác viên của Amaral, cho biết. Theo anh, sự sáng tạo của
con người về cơ bản “tương tự như một doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ý
tưởng”.
Uzzi ghi nhận một xu hướng “xuất nhập khẩu” bắt đầu cả trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong những năm 1970, thời kỳ
tiền-internet: các đội thành công hơn có xu hướng có nhiều thành viên có
chuyên ngành khác nhau hơn. Các đội bao gồm các thành viên từ các tổ
chức khác nhau có nhiều khả năng thành công hơn so với những đội không
có, và các đội bao gồm các thành viên ở các quốc gia khác nhau cũng có lợi
thế hơn.