RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 312

Những lĩnh vực mà Hutchison đánh giá là không góp phần đổi mới công
nghệ gồm có sinh học, địa chất, kinh tế, và khảo cổ học. Chẳng khó đoán
bà sẽ đánh giá công trình của Louis Pasteur ra sao (người bắt đầu nghề
nghiệp trong vai trò là một nghệ sĩ) – một nghiên cứu thực hiện với gà mắc
bệnh tả, là công trình dẫn ông ấy đến việc tạo ra vắc-xin từ phòng thí
nghiệm. Hoặc ý tưởng hảo huyền của Einstein khi tìm hiểu về việc liệu thời
gian có trôi qua khác nhau ở trọng lực cao và thấp, một phần của lý thuyết
vốn cần thiết cho một số công nghệ khá hữu ích, như điện thoại di động,
trong đó sử dụng các vệ tinh định vị toàn cầu với đồng hồ được điều chỉnh
theo trọng lực cho đồng bộ với toàn bộ đồng hồ trên trái đất.

Năm 1945, cựu hiệu trưởng Trường MIT – Vannevar Bush, người

đứng đầu lĩnh vực khoa học quân sự của Hoa Kỳ trong Thế Chiến II, trong
đó bao gồm cả việc sản xuất penicillin hàng loạt và Dự án Manhattan – đã
viết một báo cáo theo yêu cầu của Tổng thống Franklin Roosevelt, trong đó
ông giải thích tại sao văn hóa đổi mới mang lại thành công. Tiêu đề báo cáo
là “Khoa học, biên giới vô tận” và dẫn đến việc thành lập Quỹ Khoa học
Quốc gia sau này tài trợ cho ba giai đoạn phát minh khoa học với những
thành công rực rỡ, từ ra đa Doppler (sử dụng trong dự báo thời tiết), sợi
quang cho đến trình duyệt web và máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Bush
viết “Tiến bộ khoa học trên khắp các lĩnh vực bắt nguồn từ việc trao cơ hội
cho các nhà khoa học tự do khám phá những tiềm năng trí tuệ của mình,
nghiên cứu những chủ đề do chính họ lựa chọn và sự tò mò ham thích
khám phá những điều chưa biết sẽ quyết định phương pháp nghiên cứu của
họ”.

Trong những năm gần đây khi giải thưởng Nobel được trao, gần như

hàng năm đều xuất hiện một hiện tượng khiến nhiều người tò mò. Một
người nhận được giải thưởng Nobel giải thích rằng thành công đột phá của
họ có thể đã không thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Năm 2016, nhà sinh
vật học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi đã khép lại bài phát biểu nhận giải
Nobel với những dự báo đáng quan ngại: “Những khám phá độc đáo thực
sự trong khoa học thường được kích hoạt bởi những phát hiện nhỏ nhoi
không thể đoán trước và không lường trước được… Người ta ngày càng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.