sáng tạo nhất vào thời kỳ đó. Họ là một tập thể chỉ toàn phụ nữ được biết
đến với cái tên figlie del coro, có nghĩa là “những người con gái của dàn
hợp xướng”. Các hoạt động giải trí như cưỡi ngựa và những môn thể thao
trên sân rất hiếm thấy ở một thành phố nổi, chính vì vậy âm nhạc được xem
là hình thức giải trí duy nhất đối với người dân. Tiếng vĩ cầm (violon), sáo
(fltue), kèn thợ săn (horn), và những giọng hát vang lên khắp màn đêm từ
mỗi chiếc phà và thuyền gondola nhấp nhô. Và trong khoảng thời gian và
không gian xoay quanh âm nhạc, figlie del coro đã thống trị cả một thế kỷ.
Một vị khách nổi tiếng đã ghi lại: “Chỉ ở Venice, ta mới có thể thấy
những thần đồng âm nhạc này”. Họ vừa là nền tảng của một cuộc cách
mạng trong âm nhạc, vừa là biểu hiện của sự kỳ quặc. Ở những nơi khác,
các nhạc cụ của họ được dành riêng cho nam giới. “Họ trình diễn như thiên
thần, chơi vĩ cầm, sáo, phong cầm (organ), kèn ô-bao (oboe), trung hồ cầm
(cello) và kèn pha- gốt (bassoon)”, một chính trị gia người Pháp nhận xét
đầy ngạc nhiên. “Tóm lại, không có nhạc cụ nào đủ lớn khiến họ e sợ”.
Những người khác thì ít lịch thiệp hơn. Nhà văn quý tộc người Anh Hester
Thrale phàn nàn: “Cảnh tượng các cô gái chơi đại hồ cầm (double bass), và
thổi vào kèn pha-gốt chẳng vừa mắt tôi chút nào.” Rốt cuộc thì, “những
nhạc cụ phù hợp cho nữ giới” là những nhạc cụ dạng như đại kiện cầm
(harpsichord) hay là đàn hạc ly (musical glasses).
Các cô gái đã khiến quốc vương Thụy Điển nể phục. Anh chàng
Casanova đểu giả kinh ngạc trước những đám đông chen- chúc-đứng. Một
nhà phê bình âm nhạc nghiêm khắc người Pháp bình luận về một nhạc công
vĩ cầm đặc biệt: “Cô ấy là người phụ nữ đầu tiên có thể thách thức sự thành
công của các nghệ sĩ vĩ đại của chúng ta.” Ngay cả những người nghe nhạc
vốn không có ý định ủng hộ nghệ thuật cũng đã lay chuyển. Francesco Coli
mô tả “người ấy tựa thiên thần”, hơn hẳn “những con chim thanh tao nhất”
và “mở cánh cửa cho người nghe đến với thiên đàng”. Đặc biệt là khi lời
khen đáng ngạc nhiên đó đến từ Coli, người kiểm duyệt sách chính thức
của Tòa án Dị giáo thành Venice.
Cô gái tài năng nhất ấy, Anna Maria della Pietà, trở thành người nổi
tiếng khắp châu Âu. Một vị nam tước người Đức thẳng thừng tuyên bố cô