màn sắt đã “ngăn tôi thấy vẻ đẹp của các thiên thần”, Rousseau viết. “Tôi
không còn biết nói gì nữa.”
Rousseau nói về việc đó nhiều đến mức mà ông tình cờ nhắc lại với
một trong những người bảo trợ quan trọng của các cô gái. “Nếu anh khao
khát gặp gỡ các cô gái bé nhỏ,” ông ấy bảo Rousseau, “thỏa mãn ý nguyện
của anh là chuyện rất đơn giản.”
Rousseau vô cùng khao khát. Ông không ngừng quấy rầy người bảo
trợ cho đến khi được đưa đến gặp các nữ nhạc công. Và ở đó, Rousseau,
người chưa từng sợ hãi với việc các tác phẩm của mình bị cấm và đốt trước
khi nó bồi đắp nên mảnh đất dân chủ, lại trở nên bồn chồn. “Khi tôi bước
vào gian phòng giam cầm những người đẹp được chờ đợi này,” ông ấy viết,
“Tôi thấy mình rung động đắm say, cảm xúc tôi chưa từng trải qua bao
giờ.”
Người bảo trợ giới thiệu những người phụ nữ, những thiên thần nghệ
thuật với danh tiếng lan rộng khắp châu Âu – và Rousseau sửng sốt.
Ở đó có Sophia – “kinh khiếp”, Rousseau viết. Catina – “cô ấy chỉ có
một mắt”. Bettina – “bệnh đậu mùa đã làm cô ấy biến dạng hoàn toàn”.
“Hầu như không có ai,” theo Rousseau, “là không có dị tật.”
Có một bài thơ viết về một trong những người trình diễn xuất sắc nhất
vào bấy giờ: “Những ngón tay trên bàn tay trái cô ấy biến mất. Và chân trái
cô ấy cũng không còn.” Một người nhạc công tài năng là một quý bà bước
đi khập khiễng. Những người khách khác để lại những ghi chép còn thiếu tế
nhị hơn thế.
Giống như Rousseau, vị khách người Anh – quý bà Anna Miller bị mê
hoặc bởi âm nhạc và nài xin được xem những người phụ nữ trình diễn mà
không có màn ngăn che giấu họ. “Yêu cầu của tôi được đáp ứng,” Miller
viết, “nhưng khi bước vào tôi bị dội ngược bởi một tràng cười dữ dội, tôi
sững sờ đến mức họ không làm tôi dội ngược thêm một lần nữa... Đập vào
mắt tôi là hình ảnh của 12 hay 14 mụ phù thủy xấu xí và già cỗi... với một
vài cô gái trẻ.” Miller đã thay đổi hoàn toàn quyết định xem họ biểu diễn
“quá nhiều hình ảnh của những người biểu diễn đã làm tôi kinh tởm.”