RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 74

cuồng tìm kiếm cách khai thác những bí mật huyền diệu của thành công.
Thực sự các phụ huynh sẽ lũ lượt kéo về lại thế kỷ XVIII. Các nhà quý tộc
ganh đua nhau (và trả tiền) để giúp cho con gái của họ có cơ hội chơi cùng
những “người nghèo khổ giỏi giang”, như một nhà sử học đã cho biết.

Nhưng những chiến lược phát triển âm nhạc của họ sẽ khó mà ăn

khách. Ngày nay, cách tiếp cận đa nhạc cụ rầm rộ dường như đi ngược lại
mọi thứ chúng ta biết về cách thức để rành rẽ một kỹ năng như chơi nhạc.
Nó chắc hẳn là đi ngược lại khuôn khổ tập luyện có chủ đích, chỉ nhắm đến
những nỗ lực tập trung cao độ vào đúng những kỹ năng để trình diễn. Việc
chơi nhiều nhạc cụ, trong góc nhìn đó, quá lãng phí thời gian.

Trong thể loại sách kỹ năng hoàn thiện bản thân hiện đại, đào tạo âm

nhạc đã đứng cạnh bộ môn gôn trên đỉnh bục, là những hình mẫu về sức
mạnh của việc ít tập trung với một khởi đầu sớm trong quá trình đào tạo
chuyên môn cao. Cho dù đó là câu chuyện Tiger Woods hay là của vị giáo
sư luật khoa tại đại học Yale được gọi là “Mẹ Hổ”, thông điệp chỉ có một:
chọn sớm, tập trung chỉ một lĩnh vực chuyên môn, không bao giờ dao
động.

Tên thật của “Mẹ Hổ” là Amy Chua và cô ấy đã gọi tên mình như thế

trong cuốn sách xuất bản năm 2011 với tiêu đề Khúc chiến ca của Mẹ Hổ
(The Battle Hymn of the Tiger Mother). Giống như Tiger, “Mẹ Hổ” tràn
ngập trong văn hóa đại chúng. Chua quảng cáo bí mật về việc “làm thế nào
cha mẹ Trung Quốc nuôi dạy những đứa con rất thành công theo khuôn
mẫu”. Ngay trang đầu tiên của chương đầu tiên là một danh sách nhàm
chán những điều mà Sophia và Lulu không bao giờ được làm, bao gồm:
“chơi những nhạc cụ ngoài dương cầm và vĩ cầm” (Sophia chơi dương cầm
còn Lulu được chỉ định chơi vĩ cầm). Chua theo sát con khi chúng tập
luyện âm nhạc ba, bốn và đôi khi năm tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Cha mẹ trên các diễn đàn trực tuyến đau đầu với việc lựa chọn nhạc cụ

cho con mình, bởi các đứa trẻ còn quá nhỏ không thể tự chọn cho mình và
sẽ không cứu vãn được việc bị bỏ lại phía sau nếu chờ chúng lớn lên. “Tôi
từ từ cố gắng thuyết phục con mình rằng chơi nhạc thì rất dễ thương,” một
phụ huynh của em bé hai tuổi rưỡi chỉ ra. “Tôi chỉ không chắc lắm nhạc cụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.