học nhận thức tại trường Cao đẳng Williams, bảo tôi. “Điều anh muốn là
cho học sinh học từ dễ đến khó.”
Kornell đang giải thích khái niệm “những chướng ngại cần thiết”, tức
là những trở ngại làm cho việc học trở nên thách thức hơn, chậm hơn và
cũng gây khó chịu hơn trong ngắn hạn, nhưng tốt hơn trong dài hạn. Việc
đưa ra quá nhiều gợi ý, giống như trong trường hợp giờ Toán lớp 8, gây tác
dụng ngược; nó thúc đẩy thành tích tức thì, nhưng làm xói mòn sự tiến bộ
về lâu dài. Phương pháp vận dụng các chướng ngại cần thiết trong lớp học
là một trong những phương pháp hỗ trợ hết sức tích cực cho việc nâng cao
chất lượng học, và người giáo viên dạy Toán lớp 8 đã tình cờ phá hỏng tất
cả vì một ý định tốt là muốn nhìn thấy được sự-tiến-bộ-tức-thì.
Một trong những chướng ngại cần thiết được đặt tên là “hiệu ứng tự
tạo”. Việc vất vả tự suy luận sẽ tạo ra một câu trả lời cho chính bạn (dù là
câu trả lời sai) giúp củng cố quá trình học tập sau đó. Socrates hiển nhiên
đã có ngụ ý gì đó khi ông bắt buộc học trò phải suy luận ra câu trả lời thay
vì ông đưa ra. Nó yêu cầu người học phải cố tình hy sinh thành tích hiện tại
cho lợi ích trong tương lai.
Kornell và nhà tâm lý học Janet Metcalfe kiểm tra các học sinh lớp 6 ở
khu Nam Bronx về việc học từ vựng, và đa dạng hóa phương thức kiểm tra
dựa vào cách các em học như thế nào để tìm hiểu hiệu ứng tự tạo. Học sinh
được đưa một số từ và định nghĩa cùng với nhau. Ví dụ, Thảo luận điều gì
đó để đi đến thống nhất: Thương thảo. Với những từ khác, chúng chỉ được
cho xem định nghĩa và cho một ít thời gian để nghĩ về từ đúng ngay cả khi
chúng không có manh mối gì, trước khi từ đó được tiết lộ. Khi được kiểm
tra sau đó, học sinh thể hiện tốt hơn rất nhiều ở những từ được đưa định
nghĩa trước. Thí nghiệm được lặp lại trên sinh viên trường Đại học
Columbia, với những từ mơ hồ hơn (được đặc trưng bởi sự kiêu căng: Kiêu
kỳ). Kết quả là giống nhau. Việc phải nỗ lực đưa ra câu trả lời sẽ cải thiện
việc học tập của người học sau đó, dù cho câu trả lời đó là sai. Thậm chí
những sai lầm cực độ vẫn có ích. Metcalfe và đồng nghiệp đã nhiều lần
chứng minh một “hiệu ứng siêu sửa sai”. Khi một học viên càng tự tin vào
câu trả lời của mình chừng nào – dù hóa ra đáp án đó sai – thì sau này sẽ họ