đúng rất nhiều danh sách. Tính tổng cộng, chúng ghi nhớ mỗi danh sách
qua 250 lần thử.
Sau ba ngày thực hành, các nhà khoa học đã cho dừng phần hỗ trợ.
Bắt đầu vào ngày thứ tư, các con khỉ đang ghi nhớ phải lặp lại tất cả những
danh sách trong mọi điều kiện huấn luyện mà không có bất kỳ gợi ý nào.
Đó là một kết quả thảm họa. Oberon chỉ làm đúng khoảng một phần ba
danh sách. Macduff làm được khoảng ít hơn một phần năm. Tuy nhiên, có
một ngoại lệ cho đối với những danh sách mà chúng chưa bao giờ nhận
được gợi ý nào.
Đối với những danh sách đó, vào kỳ thực hành của ngày thứ nhất, cặp
đôi thể hiện rất kém. Chúng thật sự chỉ là những con khỉ biết nhấn nút.
Nhưng chúng cải thiện đều đặn qua mỗi ngày huấn luyện. Vào ngày kiểm
tra, Oberon đã làm đúng hầu như với 3/4 danh sách nó đã học mà không có
gợi ý nào. Macduff làm đúng khoảng một nửa.
Tóm lại, kết quả thí nghiệm nhìn chung là: càng có nhiều gợi ý trong
quá trình huấn luyện, thì các con khỉ càng làm tốt hơn vào lúc thực hành
đầu tiên và càng làm tệ hơn vào ngày kiểm tra. Đối với những danh sách
mà Macduff dành ra ba ngày thực hành với các gợi ý tự động, nó không
làm đúng lần nào. Điều đó như thể cả cặp đôi bỗng nhiên quên không học
mọi danh sách mà chúng đã thực hành với gợi ý. Nghiên cứu đã chỉ ra một
kết luận đơn giản: Huấn luyện với gợi ý không đem lại kết quả học tập lâu
bền.
Huấn luyện không có gợi ý thì chậm và mắc nhiều lỗi. Thật ra, chúng
ta thường nghĩ tới “kiểm tra” là yếu tố cần thiết (ngoại trừ vì mục đích học
tập) hơn là đánh giá – khi “kiểm tra” trở thành một động từ gây sợ hãi hơn
là bài “đánh giá”. Người giáo viên dạy Toán lớp 8 thật sự cần kiểm tra học
sinh trong lớp học, nhưng cô ấy đang thúc đẩy hoặc đang dứt khoát đưa cho
chúng câu trả lời ngay lập tức.
Việc kiểm tra (kể cả tự kiểm tra) là một chướng ngại cần thiết được áp
dụng trong quá trình học tập. Thậm chí việc kiểm tra trước khi học cũng tỏ
ra hiệu quả, ở thời điểm đó việc đưa ra câu trả lời sai là hiển nhiên. Trong
một thí nghiệm của Kornell, người tham gia được yêu cầu học những cặp