Asakawa đã hỏi đài truyền hình về ngày phát sóng chương trình night-show
trực tiếp có danh hài trẻ Shinraku Sanyutei trong vai khách mời. Gã không
nhầm. Câu trả lời là ngày 29 tháng Tám. Gã không hề nhầm khi cho rằng
bốn đứa trẻ đã xoá mất câu thần chú.
Asakawa lấy ra mấy tờ giấy photo từ trong cặp. Đó là bản sao các bức tranh
của ngọn núi Mihara trên đảo Izu Oshima.
- Cậu thấy thế nào ? - Gã đưa cho Ryuji xem và hỏi ý kiến y.
- Núi Mihara à? Thế thì đích xác là nó rồi.
- Sao cậu dám khẳng định?
- Chiều qua tớ có hỏi một tay nghiên cứu văn hoá dân gian trong trường tớ
về phương ngữ của cái mụ già ấy. Hắn bảo rằng hiện tại nó không còn được
sử dụng nhiều, nhưng có vẻ như là phương ngữ ở đảo Izu Oshima. Hắn nói
ngữ điệu đó có nhiều yếu tố phương ngữ Sashikichi, một vùng nằm ở cực
nam đảo Oshima. Vì là tay thận trọng nên hắn không kết luận dứt khoát,
nhưng với bức ảnh này thì có thể khẳng định rằng phương ngữ là của đảo
Oshima và ngọn núi là Mihara. À mà cậu đã điều tra được gì về thời điểm
hoạt động của núi lửa Mihara chưa?
- Tất nhiên. Sau Thế chiến... Và mình nghĩ rằng chỉ cần thu gọn đối tượng
vào khoảng thời gian sau thế chiến là được.
Hiển nhiên là thế nếu xét tới sự phát triển của công nghệ quay phim được
sử dụng trong băng.
- Cậu tính phải.
- Nghe đây, sau Thế chiến, núi lửa Mihara đã phun trào cả thảy bốn lần.
Lần thứ nhất từ năm 1950 đến 1951. Lần thứ hai vào năm 1957, lần thứ ba
vào năm 1974. Còn lần thứ tư, khá mới, mùa thu năm 1986. Trong lần phun
trào năm 1957, nó sinh ra thêm một miệng núi mới, khiến một người thiệt
mạng, năm mươi ba người bị thương nặng.
- Nếu tính tới sự phổ cập của máy quay video thì năm 1986 là đáng ngờ
nhất, tuy chưa thể kết luận được điều gì.
Nói đến đó, như bất chợt nhớ ra điều gì, Ryuji bèn lục tay vào trong túi và
lấy ra mẩu giấy.
- À, đây là ý nghĩa câu nói của bà già ấy. Tay đó đã tử tế chuyển phương