SA ĐỌA - Trang 122

Chương IV

[1]

Nguyên văn: coiffe. Thứ nón (hay khăn đội đầu) hình tháp,

thường làm bằng vải gai màu trắng; phụ nữ miệt đồng ở châu Âu vẫn
còn dùng loại nón tháp này để giữ tóc khỏi xõa xuống vai.

[2]

Chúng ta biết rằng Albert Camus vốn sanh trưởng ở vùng biển

Địa trung, ánh nắng, mặt trời, bãi biển, cát vàng, hương trời, sóng
nước, cuộc sống ồn ào ở những thành phố vùng biển Địa trung là cảnh
trí chánh diện (khác cảnh trí phản diện) đối với ông, nó phát lộ sự hiện
diện của con người, đồng thời với sự hiện diện của sự vật. Còn cảnh trí
trên đây thì hoàn toàn phủ nhận cả đến sự sống, nó tựa hồ là hiện thân
của cõi hư vô.

[3]

Đây là đảo Marken. Xem chú thích (19) chương III.

[4]

Nguyên văn: péche au lancer. Câu cá theo kiểu kéo mồi: quăng

mồi thật xa ra giữa dòng nước, rồi quay ống cuộn dây kéo mồi lần lần
vào bờ, cá tưởng mồi sống vọt theo đớp là mắc lưỡi câu.

[5]

Xem: Đôi khi, tôi tưởng tới những điều mà các nhà sử học mai

hậu sẽ nói về chúng ta. Họ chỉ cần có mỗi câu này để miêu tả con
người tân tiến hiện đại: rằng là y hay gian dâm và hay xem báo! Sau
câu định nghĩa cô đọng ấy, nếu tôi được phép nói ra, họ đã cạn hết đề
rồi. (Chương I).

[6]

: Tháng tám ở Pháp là tháng các xí nghiệp, sở làm đóng cửa nghỉ

hè. Thợ thuyền, công chức, tư chức được nghỉ ăn lương (congés
payés), nên phần lớn đều rời đô thị về miệt đồng quê hay bờ biển, cao
nguyên đổi không khí.

[7]

Xem chương III. Nhân một cuộc gây gổ ngoài đường mà Jean

Baptiste Clamence đã phải đóng vai nhục nhã, và một chuyến ái ân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.