sụt giảm lớn nhất trong vòng một ngày. Ngày 02 tháng 12 năm
2001, Enron đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Ngày 25 tháng 6 năm 2002, công ty Dịch vụ tài liệu và điện thoại
đường dài lớn thứ hai của Mỹ - WorldCom thừa nhận: Công ty báo
lợi nhuận phi thực tế lên đến 3,8 tỷ đô-la. Vụ bê bối gian lận của
WorldCom đã trở thành một trong những gian lận kế toán lớn nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ. Một tháng sau đó, WorldCom nộp đơn xin bảo
hộ phá sản, tổng số tài sản lên đến 107 tỷ đô-la, đây là vụ phá sản
lớn nhất nước Mỹ.
Khi vụ bê bối kế toán của Enron và WorldCom bị phơi bày và chỉ
được xem như một vài "quả táo thối" của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ,
thì một loạt các vụ bê bối khác của các công ty tại Hoa Kỳ trong
năm 2002 cũng bùng nổ. Cú sốc về gian lận kế toán chưa lắng
xuống, thì một cú sốc lớn khác lại xảy ra: Các công ty kiểm toán tên
tuổi như Andersen, KPMG đã giúp các công ty trên ngụy tạo giấy tờ,
chứng từ giả, kể cả những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Wall
Street như Merrill Lynch hay Salomon Smith Barney trực thuộc
Citibank cũng lạm dụng sự tin tưởng của các nhà đầu tư để tư lợi
riêng cho họ.
Buffett cực kỳ không thích những vụ bê bối tài chính kiểu này. Theo
ông, để ngăn chặn hành vi này, ngoài việc phải kiểm tra lại hệ thống
kế toán, còn cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với sự dối trá
và lòng tham của các nhà kinh doanh.
Tình trạng bê bối trên làm người ta phải lo lắng bởi các nhà kinh
doanh đang phản bội lại lòng tin của các cổ đông. Chúng ta có thể
hình dung được, các cổ đông đã từng đầu tư vào những công ty
này bị tổn thất nặng nề như thế nào, vì vậy Buffett đã luôn cho rằng
sự trung thực của các nhà kinh doanh là quan trọng nhất.
Vì vậy, việc nghiên cứu về tầng lớp quản lý của doanh nghiệp, tìm
ra được những công ty có thể tin tưởng để đầu tư, là rất quan trọng
đối với các nhà đầu tư.
Point