SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 115

Đến chiếc dĩa thứ hai, tôi bất ngờ nhận ra nó cùng loại với chiếc dĩa Anh mà

ông H. Peyssonneaux có nhắc tới. Dĩa thể hiện phong cảnh người chèo đò bên bờ
sông, trên sông là một ghe nhỏ có hai người, tiếp theo là cây cầu, một bãi cỏ với
cừu đang gặm cỏ, phía sau là các tòa nhà. Dĩa có nhãn hiệu W.Adams.

Đến giờ, các lái đồ cổ thỉnh thoảng xuất hiện ở phố đồ cổ Lê Công Kiều,

trong túi là những chiếc dĩa rất già men hiệ u Wild Rose Cochran Glasgow,
Staffordshire, Ridway... Và chúng ta không khỏi thắc mắc vì sao đồ gốm phương
Tây, nhất là đồ Anh lại xuất hiện nhiều như vậy ở Việt Nam? Theo tác giả trên,
đầu thế kỷ 19 đã có sự du nhập quan trọng các hàng hóa Tây phương nói chung,
hàng hoá Anh quốc nói riêng vào các cửa biển Trung Hoa, Siam, Ấn Độ, và từ
các cửa biển này, hàng hóa đã đi vào Annam bằng những con đường khác nhau…
Hoàng đế Đại Nam với số tiền lớn đã ra lệnh mua tại Batavia (nay là Jakarta)
nhiều đồ vật sang trọng và cầu kỳ… mỗi khi ghe thuyền của vua từ các hải cảng
Trung Hoa hay Ấn Độ trở về đều có mang theo các đồ gốm của người Anh.

Ở một đoạn khác, ông cho biết “Các đồ gốm này xuất phát từ các nhà sản

xuất của nước Anh được mang sang bán tại Á Châu, cho các nước Ấn Độ, nước
Trung Hoa đã gây yêu thích đối với các quan Annam chỉ huy thuyền bè và các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.