SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 125

Thành Lễ trước đó. Khái niệm gốm nghệ thuật còn chưa thịnh hành ở một đất
nước vừa thoát khỏi khó khăn.

“Đó là những mơ mộng của tôi khi mới về Việt Nam” - Khưu Đức, chủ nhân

Clay gallery và cũng là tác giả của những tác phẩm gốm trong đó - kể lại. Năm
1975, chàng cựu học sinh trường Trang trí mỹ thuật Gia Định rời đất nước và tiếp
tục học hai năm ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Bắc Virgnia về Mỹ thuật Thương
mại và ngành Gốm. Lúc đó anh không ngờ rằng, sự thích thú với chất liệu đất sét
qua lửa nung sẽ đưa anh trở về sống trên quê hương mình.

Trước đó, Khưu Đức đam mê chất liệu sơn mài với gam màu trầm sâu và

matière óng ả đầy mê hoặc. Anh cộng tác làm tranh với họa sĩ Nguyễn Văn Minh,
người đã làm bức tranh sơn mài lớn Bình Ngô Đại cáo trong dinh Độc Lập, tại
phòng tranh của ông ở George Town, Washington D.C. Nhưng ở Mỹ, sơn ta
(lacquer) do có độc tố nên bị cấm, họa sĩ Nguyễn Văn Minh muốn có sơn để vẽ
phải tìm cách mua từ Nhật. Sau sáu tháng, Khưu Đức đành phải từ bỏ đam mê
của mình vì khó khăn đó. Nhận thấy gốm Raku của Nhật với gam màu và matière
rất gợi chất liệu sơn mài, anh quyết tâm theo học riêng về bộ môn này. Sau đó,
anh hiểu lý do anh chọn gốm Raku không đơn giản như vậy.

Đó là một dòng gốm nổi tiếng của Nhật xuất phát từ Triều Tiên. Có tài liệu

ghi nhận rằng Ameya, cha của Raku Chojiro, được cho là người đã giới thiệu kỹ
thuật chế tác men tam thái lần đầu tiên tại Nhật Bản. Những món tam thái kiểu
Nhật này, tuy vậy, chưa được gọi là Raku. Danh từ này chỉ xuất hiện sau khi
Raku Chojiro quen biết với bậc thầy trà đạo Sen Rikyu (1522-1591), và chính
ông này đã đề nghị Chojiro làm những chén trà dành riêng cho một nghi lễ
thưởng trà do ông làm chủ. Có thể nói, khởi nguồn của gốm Raku là chế tác một
chén trà riêng lẻ cho nghi lễ trà đạo. Và kỹ thuật này được lưu truyền gìn giữ
trong gia đình Raku, suốt 15 đời làm gốm cho tới nay tại Nhật.

Bên cạnh những tác phẩm đa dạng kiểu dáng, do thấm nhuần tinh thần của

gốm Raku hiện đại, Khưu Đức đã thực hiện nhiều ấm trà bằng kỹ thuật này. Dù
khởi nguồn của đồ Raku chỉ là chén trà thô mộc, Khưu Đức say mê tạo dáng ấm
trà vì bản thân ấm trà đã mang một dáng dấp gợi ý cho sự thư giãn tinh thần, lắng
chìm trong suy tưởng. Và cũng vì gốm Raku phản ánh rõ hơn bất cứ loại gốm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.