nhiều món có tuổi, như tách và ấm trà Ung Chính, dĩa Chu Đậu hình chim hoa
hoặc dĩa lớn Minh phố…
Ảnh: Nguyễn Đình
Đó là thời gian vui vẻ đầu những năm 2000, người chơi có đồ đẹp để mua
hằng tuần, không sợ gặp phải đồ giả. Dần dần đồ cạn kiệt do cuộc thu gom của
các đại gia và nhà nước tăng cường chống thất thoát. Thị trường Lê Công Kiều
im ắng và uể oải với đồ sứt mẻ, non tuổi.
Cơn sốt gần đây nhất là đồ Biên Hòa với chủ lực là dòng đồ Trường Mỹ
nghệ Biên Hòa trước thập niên 60 với những món lên tới ngàn đô, thu hút cả giới
chơi cổ vật từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây là một xu hướng mới nhưng dễ
hiểu khi dòng đồ cổ Tàu cạn kiệt vì được người Trung Quốc qua thu gom, hoặc
đã vào nhà người chơi nhưng mấy ai bán ra, và giới chủ tiệm đã phải sang Thái
Lan, Campuchia mua về bán lại cho dân sưu tầm Việt. Đồ Biên Hòa thuần Việt
lên ngôi là điều đáng mừng, nhưng vẫn là một xu hướng chơi mới cần có thời
gian chiêm nghiệm.