Đi ngang qua khu Đề Thám, khu ngã tư quốc tế đầy khách du lịch Tây ba lô
mà xưa kia dày đặc Tòa soạn báo tư nhân, tôi còn nhớ bà bán hột vịt lộn to lớn
vẫn vung tay qua lại khu vực này. Bà này có chiều cao đáng nể, to lừng lững như
một ông Tây với kích thước một mét chín, đã vậy trên đầu còn đội một cái thúng
cao nghệu đựng hột vịt lộn và bì cuốn đã làm sẵn. Hai tay bà vung vẩy theo nhịp
đi, miệng rao mà ai cũng cam đoan nghe đúng là “Ai… vật lộn không!!!”. Bà đi
trước ông bán bánh tráng kẹo với giọng rao khàn khàn “Ai… chén kiểu
không!!!”. Còn buổi chiều, một ông đẩy cái xe bán Chí mà phũ (Chi ma: mè.
Phũ: nát) hay Lục tàu xá (đậu xanh nấu bột báng). Họ nấu bằng đường tán, ngọt
thơm và không trộn bột vào chè như bây giờ.
Nhưng đáng nhớ là những thiếu phụ người Tàu Thường Phước. Má tôi, dì
tôi khi còn trẻ có se lông mặt chỗ họ trong những dịp nghỉ ngơi sau buổi chợ.
Một bác sống ở Sài Gòn thuở đó kể rằng ở Trung Quốc có một huyện gọi là
Thường Phước, thuộc tỉnh Quảng Đông có nhiều phụ nữ không chồng. Từ đầu
thế kỷ 20, sau các biến động bên đó, họ tràn qua Sài Gòn sinh sống. Nghề chính
của cộng đồng nhỏ này là đi làm thuê giúp việc nhà và giữ con nít cho giới nhà
giàu, nhiều nhất là nhà mấy ông Tây... Họ là những người giúp việc chuyên
nghiệp, sạch sẽ và trung thực, luôn mặc một kiểu trang phục giống nhau là áo
xẩm dài gần đầu gối. Chỉ có những người giàu có ở Sài Gòn trước 1954 mới có
thể mướn họ, ngoài dân Tây là số viên chức Việt làm cho Tây hay giới thương
gia.
Về già, các bà Thường Phước không đi làm thuê nữa mà sắm một cái rương
nhiều ngăn bằng thiếc có mặt kiếng thủy tinh để đi bán dạo. Đây là gánh hàng
xén mà họ gọi là “Hàng phá quải xí” (Hàng hóa quải thị - hàng hóa gánh ra chợ).
Họ chỉ lang thang đi bán vào buổi sáng, chiều nghỉ. Bên trong những ngăn tủ của
họ là kem đánh răng, gương lược, kim, chỉ, vòng đá cẩm thạch… Khi đi bán, họ
bận áo vải đen dài.
Do cùng hoàn cảnh tha hương, cùng số phận phụ nữ không chồng lạc loài
kiếm ăn xứ người, họ gắn bó thương yêu nhau như ruột thịt. Họ hùn nhau mua
một dãy phố trên lầu gần ngã tư Nguyễn Tri Phương – Trần Phú (Nguyễn Hoàng
cũ), gần khu tẩm liệm Nhà thương Quảng Đông (nay là bệnh viện Nguyễn Tri