Chồng là một nhà trí thức, vợ là một khách tài hoa. Có khi chồng đọc sách,
vợ ngồi nghe. Có khi vợ ngồi đàn, chồng dự thính. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có
những chúng bạn đến chơi, rồi chủ, khách quây quần ở khay trà, dĩa bánh cùng
nói những chuyện văn chương hay cùng nghe những bài đàn thanh nhã.
Nhiều lần tôi có dịp để chơn đến những cuộc hội hữu này, tôi cảm thấy
những người gần tôi đều là những nhơn vật khả ái, và ngoài cái trí thức và cái
thông minh của họ, họ còn có những thái độ mà ở các tỉnh nhỏ ít khi thấy biểu lộ
ra, tôi muốn nói họ giản dị và khiêm nhường.
Những bác sĩ, kỹ sư, trạng sư, giáo sư, hoặc những viên quan cao cấp đều là
những người được xã hội kính trọng đã đành.
Nhưng ở tỉnh nhỏ vì họ ít quá nên họ dầu không muốn mà họ vẫn cứ phải
cách biệt đối với những người thấp hơn họ.
Ở Sài Gòn những bức tường ngăn cách hầu như không kiên cố là bao, vì ở
đây thiên hạ đông đảo, cá nhân như cảm thấy bị hút ở trong một hoàn cảnh to lớn,
như cảm thấy ở đời không phải “duy ngã độc tôn” và như muốn hòa đồng với xã
hội.
Chính vì những liên lạc về xã giao như thế mà Sài Gòn có được một hoàn
cảnh tinh thần tốt đẹp đủ đương đầu với cái hoàn cảnh vật chất xa hoa.
Chính có nhiều nhà được người ta gọi mình là trí thức mà vẫn tự mình cho
mình còn thiếu kém.
Họ thấy rằng đời học vấn chưa ngừng được ở những mảnh bằng cao đẳng.
Họ còn thấy rằng những kiến văn của mình không phải chỉ là những món đồ
trang sức của trí khôn.
Nhân đó mà họ hùn hiệp nhau lại để lập ra những hội học, để mở ra những
tờ báo, để in ra những cuốn sách, để tổ chức những cuộc nói chuyện, và hết thảy
đều là để gây nên một cái không khí tinh thần có bổ ích.
Trong những công việc làm chung lẽ tất nhiên là vẫn có những sự hơn kém
về trí thức, những sự chênh lệch về tài ba. Bởi thế nên lại càng nẩy ra những ganh