xuống ghế, ông vào đề ngay: “Nè, sống ở Gò Vấp này được à nghen, quận này
nằm sát Phú Nhuận, Bình Thạnh nhưng giá cả ngoài chợ cái gì cũng rẻ hơn. Cà
phê rẻ, cơm bình dân cũng rẻ. Ở đây sống được”. “Chú vẫn ngồi ngoài quán cà
phê Nhà Truyền thống?”. “Ngoài đó tiện lắm, ai đến đặt bài thì đến đó. Mấy cô
làm ở đó tử tế, cho nghe nhờ điện thoại”. Chắc không chỉ vậy mà ông chọn quán
cà phê Nhà Truyền thống quận Gò Vấp làm “văn phòng”. Tính phong lưu, ông
chọn một quán cà phê nhiều cây kiểng, có cổ thụ. Giá cà phê tất nhiên là rẻ bèo.
Mấy lần trước đến tìm ông, đều nghe ông tấm tắc khen cây mai chiếu thủy này
đẹp, cây bông sứ Thái Lan kia có gốc rất ngầu. Ông nói về cây kiểng như một
ông cụ thong dong, nhàn hạ chơi cây lâu năm.
Minh họa: Phạm Công Tâm
Có tiếng nhạc trong cái máy cassette vẳng ra. Ông nói “Tui khoái nhạc
này!” Lúc ấy, nhạc không lời của Kitaro mới phổ biến khiến tôi thầm nghĩ: “Lão
nhà văn này cập nhật âm nhạc thế giới nhanh quá”. Tiếng nhạc réo rắt như tiếng
gió thổi, thác đổ, suối chảy và tôi thấy ông lim dim đôi mắt sau cặp kính trắng,
cái tai dày cui, hình dung có gì cổ quái, sần sùi dễ liên tưởng đến lối ví von “nhà
văn Sơn Nam như một thầy Tư tế của đất nước Phù Nam xa xưa từ lịch sử bước