ra…” của ai đó mà tôi không nhớ nguyên văn. Không chỉ thế, tôi còn cảm giác
ông như vị Đạt Ma “cửu niên diện bích”, thấu hiểu lẽ đời qua bao nhiêu năm
chiêm nghiệm, coi nhẹ hình hài tóc râu.
Cuốn Hương rừng Cà Mau xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1962,
được xem là tác phẩm quan trọng giúp văn chương miền Nam lấy lại sinh lực sau
một thời gian dài trầm lắng
Một người bạn của nhà văn Sơn Nam từng tả cho tôi nghe cảnh nhà văn
ngồi viết bài phơi-ơ-tông (Feuilleton), tức bài đăng nhiều kỳ trên cái nhà sàn cất
trong sân tòa soạn báo Tia Sáng. Ông thường ngồi xếp bằng như ông Phật, cởi áo
sơ mi ra để lộ cái áo thun ba lỗ trên thân hình gầy còm và bắt đầu viết. Trong sổ
tay mang theo, nhà văn chỉ ghi tựa bài và câu cuối của cái truyện viết dang dở, và
dựa vào đó để viết tiếp kỳ sau ngon lành.
Theo người bạn đó, ông Sơn Nam chơi với tất cả mọi người, nhưng những
năm trước 75, hồi còn ở đường Lý Thường Kiệt không mấy người được ông dẫn
về nhà. Thời gian sau này, hầu như ngày nào cũng có người đến chở ông đi đây đi
đó. Nhưng thật khó biết rõ bạn thân thật sự của ông Sơn Nam là ai. Tính tình ông
hề hà, ăn mặc sao cũng được, ít bộc lộ suy nghĩ, chỉ giãi bày trên trang viết.