Tổ quốc vẫn nghĩ mình là dân Sài Gòn, chứ ít khi nhắc đến gốc gác xa nữa. Dù
không là nguyên quán, Sài Gòn đã chính là quê hương của họ để quay về.
Tôi tin hầu hết con cháu của 45 gia đình trong cuộc khảo sát khi xưa, đã
từng lưỡng lự muốn ở lại hay rời Sài Gòn về quê, nếu sau 1975 không ra nước
ngoài sinh sống thì có lẽ vẫn đang sống trên mảnh đất đô thị này. Bởi vì không dễ
gì bỏ Sài Gòn ra đi nếu anh đã từng sống ở đây.
Ở Sài Gòn lâu năm, dễ thấy khi người ta vỗ ngực xưng tên, có thể tự hào
mình là “dân Cầu Muối”, “dân khu Mả Lạng”, “dân hẻm Cây Điệp”, “dân chơi
Cầu Ba Cẳng” hay “dân Xóm Mới”, “dân Thủ Thiêm”… Không mấy ai xưng
mình là “dân Sài Gòn” như một niềm tự hào, như một thứ giá trị. Người lục tỉnh
khi nói về Sài Gòn, cũng chỉ gọi là “thành phố”: đi thành phố, về thành phố… Và
ai đó lìa bỏ quê nhà để lên Sài Gòn sống, khi quay về cố hương có thể bị, hay
được gọi là dân “Sè ghềnh” rồi. Thực ra, cũng không có gì là quan trọng!
Nên có chút bất ngờ khi giá trị “người Sài Gòn” bây giờ càng lúc càng được
bàn luận và đề cao nhiều như vậy, chẳng khác gì các niềm tự hào khác, như người
Hà Nội, người Cố đô…
Sài Gòn, bây giờ là Thành phố Hồ Chí Minh, lâu nay và sau này vẫn sẽ là
một nơi tụ hội để sinh sống, làm việc, vui chơi, tìm kiếm cơ hội thành công và
trốn lánh những hệ lụy nặng nề của cuộc sống từ những nơi khác, để có thể làm
lại cuộc đời. Có những giá trị cũ của Sài Gòn đã mai một, nhưng những giá trị
mới vẫn đang hình thành và lớn dần. Cũng có những thứ kệch cỡm lố lăng cũ mất
đi, thay vào đó là những thứ tương tự về tính chất, chỉ khác cách biểu hiện.
Nhưng rất nhiều điều căn bản đã được giữ lại, ai cũng biết nên chẳng cần kể ra…
Khi xem những tấm ảnh cũ ghi lại hình ảnh người dân đi lại trên đường phố
Sài Gòn năm 1961, năm tôi sinh ra ở Phú Nhuận, tôi thấy lòng nao nao. Năm đó,
má tôi rời bỏ căn nhà êm ấm của tuổi thơ được dựng lên từ nhiều đời của dòng họ
Nguyễn ở vùng Khánh Hội, quận 4 để về Phú Nhuận sinh sống. Ba tôi xa quê Cù
lao Phố, hòa nhập từ lâu vào cuộc sống Sài Gòn trong công việc thư ký Hiệu
buôn Kim Phát ở chợ Bến Thành. Lúc đó, ông ngoại tôi, thư ký của văn phòng Sở