SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 102

người đến xem, nhất là tối cuối tuần có cải lương. Họ đến giữ chỗ khi ti vi
chưa mở, ngồi cho tới hết chương trình mới lao xao đứng dậy tìm dép. Mỗi
ngày đều trôi qua như vậy cho đến mấy năm sau.

Đến giờ, tôi vẫn nhớ những chương trình thật hay của đài truyền hình Sài

Gòn trong suốt tuổi thơ của mình. Đó là chương trình ca nhạc thiếu nhi Tuổi
Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh, chương trình Quê ngoại đậm đà tình quê hương
của Nhạc sĩ Bắc Sơn. Về ca nhạc có chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
với nhạc kịch Ả đào say, ban hợp ca Thăng Long với các ca khúc Ly Rượu
Mừng, Ngựa phi đường xa
, ban diễn tấu AVT. Cải lương thì ban Dạ Lý
Hương, ban Thanh Minh - Thanh Nga... Xem qua đài Mỹ thì có các phim Wild
wild west, Combat, Lạc trong không gian, Lỗ tai lừa
... Thời sự chiến tranh
hay các chương trình của người lớn thì lứa chúng tôi còn nhỏ nên không màng
tới. Sắm ti vi trở thành niềm mơ ước của nhiều gia đình miền Nam. Nguyệt san
Thời Nay tả lại chuyện này: “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu
tiên, năm 66. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30,000
đồng... Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tiếng tàng hình, chương trình
cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, TiVi - một danh từ mới - đã được “khán
thính giả” VN chiếu cố kỹ. Nhà nhà đều có TV. Ai không có thì đi coi cọp. Ăng
ten mọc như mắc cưởi, hướng loạn trên các mái nhà, nhất là ở các tỉnh.
Chương trình được hâm mộ nhất là... cải lương và... Đài Mỹ. Batman xuất
hiện khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc đó điện còn yếu, mỗi nhà một survolteur
cho TV”.

Theo báo chí miền nam trước đây, kế hoạch phát triển truyền hình tại miền

nam đã có từ rất sớm, cách nay nửa thế kỷ rồi. Đầu năm 1963, vài hãng doanh
thương Nhật Bản đã đề nghị với chính quyền Việt Nam cộng hòa ký hợp đồng
để được quyền khai thác vô tuyến truyền hình (VTTH) một thời gian và sau đó
sẽ trao lại cho chính quyền. Nhưng đề nghị này không được chấp thuận.

Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ thiết lập hệ thống VTTH cho quân

đội của họ tại Việt Nam. Đồng thời họ giúp thành lập một đài truyền hình và
đào tạo chuyên viên Việt Nam để tự điều hành các hoạt động.

Năm 1966, chính phủ Việt Nam cộng hòa khánh thành đài vô tuyến truyền

hình đầu tiên, đồng thời thành lập Nha vô tuyến truyền hình Việt Nam đặt tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.