SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 165

khác mô tả một người Pháp to lớn đánh đập đầy tớ của mình. Trong phần
“Những tên cướp biển”, ông mô tả người Pháp như bọn cướp biển tham lam vơ
vét những cổ vật quý của tổ tiên những người dân thuộc địa để lại. Phần cuối
cùng, “Vui sống”, cung cấp tóm lược về cuộc sống thời thuộc địa. Ở đó có sự
lo lắng thường xuyên về sức khỏe và tiềm năng của một cái chết không tránh
khỏi, các mối quan hệ không thoải mái giữa thực dân và thuộc địa, và sự buồn
chán của đời sống lưu vong có thể dẫn đến một kết cục tệ hại bao gồm ám ảnh
tình dục và bị thuốc phiện quyến rũ. Đáng chú ý là hình ảnh của phụ nữ trong
xã hội thời ấy. Bên cạnh phụ nữ châu Á được giả định là công cụ tình dục có
sẵn để đáp ứng mong muốn của thực dân da trắng, là đám phụ nữ da trắng, suy
đồi và lười biếng, với cuộc sống như bị mắc kẹt trong cái lồng mạ vàng, đơn
điệu và buồn tẻ.

Qua trang phục các nhân vật, ta thấy diện mạo một tầng lớp người Sài Gòn

đầu thế kỷ hiện ra, lam lũ và nghèo khổ, khổ sở gầy gò như anh xe kéo, những
người khách trú còn mang đuôi sam trong Chợ Lớn trong quán rượu phục vụ
lính Tây hay bận áo xẩm hầu hạ bà đầm, những người đàn ông Việt chưa cởi
bỏ lớp áo the đen, khúm núm phục vụ lớp quan chức Tây với nét mặt cam chịu
hay người phụ nữ quấn khăn đi với ông Tây to đùng, nét mặt vừa kênh kiệu
vừa có gì sượng sùng trước cái nhìn của đàn ông Việt đồng chủng… Với nét vẽ
sắc sảo chuyên nghiệp, Họa sĩ André Joyeux đã đặc tả tuyệt vời ngoại hình và
nội tâm của họ, không thua những bức ảnh chụp.

Mô tả về tên người lính thực dân nổi tiếng về hành vi ngược đãi và bạo lực

trong thành phố, cũng như cuộc sống khốn khổ của những phu kéo xe Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.