Cuốn sách này là một đóng góp không nhỏ của ông André Joyeux trong việc
phơi bày đời sống thuộc địa đầy những mâu thuẫn, trên đường phố, dưới mái
từng ngôi nhà và trong nội tâm của con người, chủ yếu của những người đi áp
bức, đè nén cuộc sống của dân tộc một đất nước khác. Chủ nghĩa thực dân
thảm hại, lạm dụng bạo lực, đầy rẫy bất công trắng trợn cùng thói đạo đức giả,
suy đồi, tha hóa, tham lam, sống theo bản năng và cả nỗi sợ hãi của con người
thuộc địa một trăm năm trước… trình bày trọn vẹn trong chỉ hơn 50 tấm tranh.
Giá trị tố cáo, không chỉ như vậy, còn là cái nhìn nhân bản về chế độ thuộc địa
cũ càng mà André Joyeux trải qua và ghi lại, từ trăm năm xưa.
Sự trả thù của thực dân Pháp khi đụng phải sự phản kháng của người dân
thuộc địa. Các nhiếp ảnh gia đang chụp những bức ảnh, nhiều khả năng sẽ
được sử dụng như bưu thiếp, việc hành quyết các cá nhân bị kết tội trong một
âm mưu ngộ độc. Có một vài sự cố như vậy, nổi tiếng nhất là nỗ lực đầu độc
toàn bộ lính đồn trú Hà Nội vào năm 1908 mà Pierre Dieulefils đã thực hiện
một loạt bưu thiếp về sự kiện này