…
Chiều Chợ Lớn vào những giờ phút phai tàn của sinh hoạt cũng hắt hiu, xa
vắng như một buổi chiều thôn quê.
…
Mỗi cuối năm đều trơ trọi như một cây rạ chết cứng giữa cánh đồng rộng,
mỗi tháng Chạp đều có cái tiếng sóng trầm trầm của hư vô lãng đãng vỗ đập
vào những bờ bãi thần trí chập chờn.
Mai Thảo
(Tùy bút – NXB Khai Phóng 1970)
...Cây, những cây, Sàigòn buổi sáng tươi mát trong ánh nắng. Người mới đến
được thành phố chấp nhận ngay từ những bước chân đầu, không bỡ ngỡ ngơ
ngác. Làm sao còn thấy mình là khách khi ngồi giữa một tiệm mì, giữa đông
đảo người Sàigòn ăn sáng. Những món điểm tâm tự nhiên đưa tới trước bàn,
không cần gọi. Lựa chọn bằng mắt dễ dàng, cứ ăn như mọi người chung quanh
đang ăn. Chỉ một chút nhận xét là ngay bữa đầu đã có thể thông thạo hết thảy
mọi người. Người Sàigòn nghĩ tới mình nhiều hơn là bận tâm tới mọi người
khác ở chung quanh, cho nên người mới đến rất mau hòa mình được vào đám
đông người không cùng ngôn ngữ – người Tàu, người Chà – họ tới, họ phát
triển và không ai nghĩ rằng họ quá đông, thao túng một phần lớn đời sống
trong thành phố, của cả một miền.
Buổi trưa Sàigòn. Hai mươi lăm năm sau, hôm nay, làm sao tìm lại được
những buổi trưa Sàigòn thời đó. Du khách Tây phương đã từng viết về Sàigòn,
ví Sàigòn như một thành phố miền Nam nước Pháp. Nhận xét thật đúng những
lúc ban trưa mọi hoạt động hầu ngưng trệ hẳn để mọi người nghỉ ngơi. Bóng
cây buổi trưa Sàigòn quả là những bóng cây với tất cả sự êm tịnh, vắng lặng,
những lá me lay động in bóng trên mặt hè vắng Sàigòn thật khác, so với những
thành phố miền Trung, miền Bắc. Nhưng đặc biệt nhất là đêm Sàigòn.
Buổi sáng, buổi chiều, Sàigòn làm việc, đêm đến Sàigòn mới thật sự sống.
Ra quán uống cà-phê, ăn sáng, đó là một cần thiết ngắn. Tối đến ra đường, đó
mới là thời gian của mình của mỗi người Sàigòn. Ăn và chơi mọi thứ đều có
đủ. Bỏ ra một năm trời khám phá chưa chắc đã biết hết mọi thứ ăn và mọi thứ