Hiệu Khinh Ký góc Hai Bà Trưng - Đông Du ngày nay, xưa kia là nơi bán
đồ thực phẩm ngoại nhập nổi tiếng. Ảnh T.L.
Uống nước xong thì cả nhóm lại rong chơi tiếp. Trong nhóm của Thân có
một chú rất diện, thắt cravate mặc complet nhìn như một ông chủ hãng. Ông
chú này thích la cà ngó nghiêng chỗ này chỗ kia, thích vào hiệu sách Portail
(hiệu sách Xuân Thu sau này), nhưng khi có ông Tây nào đến đứng gần là
chú bỏ đi ngay. Thân hỏi thì chú trả lời: “Đứng gần, nó hỏi tiếng Tây mà
không biết trả lời thì mắc cỡ sao mậy!”
Vô nhà sách Portail xem sách cho vui thôi chứ sách mắc lắm, không mua
nổi. Thân ngạc nhiên khi thấy ở tiệm người ta bày bán nhiều ấm trà không
có nắp, hỏi ra thì đó không phải ấm trà mà là... bình vôi ăn trầu. Cho đến
giờ, ông già Lý Thân của sáu mươi năm sau vẫn tủm tỉm cười nhớ cái bình
vôi rất bình dân được bán trong một nhà sách của Tây sang trọng như vậy.
Nhưng vào Portail cũng khá thú vị khi xem những bức ký họa về Nam kỳ
của ông Henry Meige, họa sĩ người Pháp. Ông vẽ những hình ảnh rất gần
gũi đời thường, như một góc khách sạn Continental gần đó, người đánh giày
trên đường phố Sài Gòn...
Đi dạo chợ Sài Gòn thì có thể nhận ra những tiệm của người Bắc đóng
giày và tiệm vàng Nguyễn Thế Tài trên đường Lê Thánh Tôn phía sau chợ.
Tiệm vàng Nguyễn Thế Tài nổi tiếng với cuộc thi thơ rất hấp dẫn mà Thân
nhớ mấy câu thơ đã đọc trong báo Mới của ông Phạm Văn Tươi. Đoạn thơ
kể rằng bà nhà giàu kia có cô con gái, bà muốn gả chồng cho con nhưng cô