SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 76

ra mua ngay, mở tiệm chuyên may đồ đầm, bắt đầu làm nên hành trình dài
của cuộc sống xa quê hương đến cuối đời bằng nghề may mặc cao cấp.

Ở vùng quê Hà Nam, thấy anh làm ăn ở Sài Gòn thuận lợi lại thường gửi

tiền về quê, mấy ông anh của anh lần lượt kéo vào kiếm sống. Bảy tám năm
sau, làm ăn thành công, anh trở ra Hà Nội, đến thăm người dạy nghề may
thuở ban đầu đã giúp anh tìm thầy mà làm nên. Ở đó, anh xin cưới cô con
gái của ông, một phụ nữ Tây học, cô Cao Thị Liên, người sau này đã giúp
anh phát triển sự nghiệp. Đôi vợ chồng son cùng đi vào Sài Gòn.

Với lợi thế là đặt tiệm ngay trung tâm thành phố, gần khu vực cảng, gần

chợ Bến Thành, tiệm may Kim Sơn của ông bà Thí – Liên thực sự có thuận
lợi. Tuy vậy, bí quyết làm ăn là có tay nghề may cao, tổ chức nhân công giỏi
và biết cách giao tiếp với khách hàng. Giới thợ may người Bắc thời đó
thường gọi hai ông bà là ông Tư, bà Tư. Do có bằng Tiểu học Pháp
Certificat d’étude, bà Tư nói và viết tiếng Pháp khá lưu loát, nhận việc tiếp
khách, nhận hàng, giao tiếp trực tiếp với các bà đầm Pháp thay vì phải thuê
thông ngôn như các tiệm may khác. Mỗi ngày, bà bận bộ bà ba trắng, quần
đen, mang đôi guốc ra đón khách đến mua vải, xem vải, đặt may. Khách đến
tiệm có ấn tượng sâu đậm với bà chủ tiệm búi tóc củ hành, nhuộm răng đen,
nhanh nhẹn ghi chép và vẽ kiểu cho khách bằng cây bút chì hiệu Gilbert cột
dây vào cuốn sổ to và nặng. Bên cạnh đó, việc phát triển và tồn tại của tiệm
chính là nhờ tài năng của ông Tư. Ông dày công nâng cao tay nghề nên các
loại quần áo phụ nữ do ông cắt may được khách người Pháp thích thú, khen
ngợi rất nhiều. Những lần giao hàng thành phẩm quá đẹp, mấy bà khách
đầm với phong cách cư xử phương Tây có lúc nồng nhiệt ôm hôn ông Tư –
như một cách cám ơn – khiến bà Tư nhiều phen “nóng mặt”! Ông làm việc
phía nhà trong, chỉ huy nhóm thợ cắt may do ông tuyển lựa và đào tạo, lúc
đầu chỉ vài người sau phát triển dần lên đến hai chục người, có cả ba cô con
gái của ông bà. Tiệm trở thành chốn lui tới đông đúc của những bà đầm là
vợ các viên chức Pháp thời thuộc địa, các quý bà người Việt giàu sang, và
giới nghệ sĩ. Khách thường mang vải tới, những mảnh vải thật đẹp nhập từ
nước Pháp theo đường tàu thủy. Theo đúng bài bản cắt may của người Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.