SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 78

Bà Cao Thị Liên cùng các con, năm 1950 tại Sài Gòn.

Tiệm may này, ròng rã 60 năm trời là nơi làm việc cũng là nơi sinh sống

của cả gia đình ngày càng đông đúc của ông bà Kim Sơn. Muốn ổn thỏa,
tiệm cần được quản lý chu đáo và hợp lý bằng óc sáng tạo và tính tháo vát
của ông bà chủ. Ban ngày, bà chủ và các cô thợ may ngồi làm việc trên
những chiếc ghế thấp được thiết kế thuận tiện cho việc may vá. Ban đêm, số
ghế này được xếp sát nhau biến thành những chiếc giường ngủ. Các bàn làm
việc dùng để cắt may vào ban ngày và là bàn học của con cái trong nhà vào
buổi tối.

Có những việc đặt ra luôn phải giải quyết. Như bàn ủi (bàn là) là thứ cần

thiết trong nghề may, ông bà luôn thủ sẵn những chiếc bàn ủi than, tuy đã
lạc hậu nhưng đến khi cúp điện (chuyện rất quen thuộc với dân Sài Gòn thời
đó) rất tiện để hoàn tất đồ cho khách. Trước khi có máy vắt sổ nhập từ nước
ngoài vào, vải phải được vắt sổ bằng tay khá tốn công cho đến khi tiệm
được trang bị một cái. Khi trào lưu quần áo may sẵn từ nước ngoài du nhập
vào Việt Nam, các tiệm may một phen lao đao, khách giảm đáng kể. Bà Tư
than với các con rằng tiền mua vải để may đồ cho khách luôn mắc hơn quần
áo may sẵn công nghiệp. Cũng may, lúc đó đồ may sẵn chưa đạt tới chất
lượng cao như hiện nay nên các tiệm may vẫn sống được nhiều năm sau.
Người sành mặc vẫn thích đặt đồ may đúng kích thước riêng, có thể điều
chỉnh theo vóc dáng cho dù trả chi phí cao. Do vậy, khách đến tiệm phần lớn
là giới trung lưu trở lên, là người Việt trẻ chuộng văn hóa phương Tây, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.