SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 80

Mặt tiền tiệm may Kim Sơn và ảnh cưới cô con gái đầu của ông bà Tư -

chủ tiệm may. Chú rể là con trai của một chủ tiệm may nổi tiếng khác, tiệm

Phúc Lợi ở góc đường Lê Lợi - Pasteur.

Các ảnh trong bài từ trang 99 - 101 thuộc tư liệu gia đình ông bà Lương

Văn Thí - Cao Thị Liên.

Tiệm vải Paris Tissus trên đường Catinat (Đồng Khởi). Ảnh T.L.

Hành nghề may suốt nửa thế kỷ, ông bà chủ tiệm Kim Sơn chứng kiến và

sống theo những biến chuyển của thời cuộc bằng nghề nghiệp của mình. Sau
trận Điện Biên Phủ, số người Pháp ở lại Sài Gòn vẫn tiếp tục đến may đồ tại
tiệm Kim Sơn cho đến 1975. Năm 1954, nhiều người Bắc di cư vào Nam,
ông Tư ra bến Bạch Đằng nghe ngóng. Ông nhận ra nhiều gương mặt quen
thuộc xứ Nam Định, đón họ về nhà cho ở nhờ vì biết nơi tạm trú là Nhà hát
thành phố gần đó đã đông nghẹt người. Khi chiến tranh lan rộng, người Mỹ
đưa lính Đại Hàn (Hàn Quốc) đến tham chiến. Trong số đó có những nữ
quân nhân. Tiệm may của ông bà do có uy tín nên nhận được gói thầu may
mặc cho một đơn vị nữ quân nhân Đại Hàn. Các cô gái Hàn xa nhà đến may
trong khi chờ đợi, nằm ngồi la liệt và xuống bếp lục cả đồ ăn khiến bà lúc
đầu để yên, sau đó là nổi cáu la ầm lên, bị các cô kêu “Number ten, Bà!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.