SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
tượng xưa kia, trong động Phong Nha này, loài rắn to
đã từng cư trú. Ở bờ vịnh Xiêm La, phía Rạch Giá ăn
xuống mũi Cà Mau, hãy còn rạch Thuồng Luồng, người
xưa đã gặp con lươn, con mãng xà to lớn nào chăng?
Trong Ô Châu Cận Lục thấy ghi động Chân Linh (có hai
bản, của Bùi Lương và của Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn
Văn Nguyên dịch và chú thích), xin chép lại, tóm tắt
để khẳng định rằng tổ tiên ta trước khi Nguyễn Hoàng
vào Thuận Hóa đã thám sát khá kỹ:
- “Động ở huyện Chân Linh, châu Bố Chính. Đằng
sau lưng dựa núi biếc, phía Tây đầu gối dòng xanh.
Bên dưới nước nhuần màu biếc, mé trên đá phủ rêu
xanh. Động có một cửa hẹp chỉ vừa một thuyền đi,
vào bên trong động thì dần dần rộng ra. Người vãn
cảnh đi thuyền đến đây, trước tiên cần phải thanh tịnh
trai giới, khi gặp nước yên sóng lặng, gió quang mây
tạnh mới đốt đuốc sáng theo dòng nước mà vào. Liền
nghe gió thổi thành muôn điệu sáo, động âm vang
như vạn tiếng đàn. Đi tiếp vào khoảng trăm dặm thì
có một cái cửa như miệng cá. Nơi đây trời đất sáng
sủa, có ánh sáng mặt trăng mặt trời rọi chiếu, cỏ
yên mây tạnh, thanh tịnh, không dính chút bụi trần.
Chim hót mừng người, hoa cười đón khách, mở ra cả
một khoảng đất trời riêng. Đá tảng lớn và phẳng, có
bàn cờ đá có quân cờ. Xung quanh vách đá như đẽo
gọt, có những điểm nhỏ lấm tấm, nom tựa đồng tiền,
hoặc như làn tóc, hoặc như hình người, hoặc như