SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 119

119

hạt cườm rũ. Nước lặng biếc như mắt sư, nước thẳm
xanh như đầu Phật. Chim chơi cát, chân còn in dấu;
cá giỡn sóng nước chẳng gợn tăm. Dẫu có cảnh trí
Đào Nguyên cũng không hơn được nơi này. Văn nhân
trong huyện, có nhiều người đề thơ, người đời sau xem
lại thấy ở những chỗ đề thơ này như có dấu khuyên
dấu chấm
(phê bình, khen ngợi – SN). Tục truyền ở
trong động có cái tráp vàng chìm dưới đáy nước, có
một vị thuật sĩ muốn tới lấy lên, khi đến cửa động,
gặp dân địa phương bảo sóng gió không thuận, không
nên vào. Thuật sĩ vốn tự phụ cậy mình có phép thuật
thần diệu, nên cứ bơi chèo đi vào. Được một lúc bỗng
nghe có tiếng trống, tiếng tù và nổi lên ầm ầm, nhìn
nhau thất sắc phải vội quay thuyền trở ra. Sự linh dị
đại loại như vậy. Có câu thơ cổ rằng:

Động môn vô tỏa thược,
Tục khách bất tằng lai.

Dịch là:

“Cửa động không then khóa
Khách tục chẳng thể qua”.
Chính là nói về chuyện này”.

Lời văn nghe như sáo, nhưng rất tả chân. Văn chương

khéo vẫn không linh động bằng thực tế.

Rời Phong Nha, với bao luyến tiếc. Thật là thiếu

sót lớn nếu không nhắc đến “dáng đứng” của động này
khi ta mở đường Trường Sơn, chống Mỹ, rất gian khổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.