SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 177

177

gió biển Nha Trang mà bây giờ tôi lụm cụm, ốm o như
vầy thì biết nó bổ khỏe như thế nào?”. Thế mới biết,
con người đâu phải chỉ sống nhờ làn gió biển.

Nha Trang đưa vào Nam Bộ tục thờ cá Ông. Phải

chăng cả nước chưa nơi nào như ở đây có hơn 10 điểm
quan trọng ở ven biển chôn cá Ông, lập miếu thờ, lại
còn truyền tụng bài vè kể lại năm xưa phen đó, mười
một con cá Ông “lụy” tấp vào Đầm Môn. Ở Nam Bộ,
trừ Vũng Tàu, dường như không nhằm vị trí đón cá Ông
trôi dạt vào, vì vậy miếu cá Ông ở Vũng Tàu được kính
nể nhất, kế đến là Vàm Láng (Gò Công). Ở Cần Giờ,
cũng thờ cá Ông, lễ hội còn gọi “Ngày truyền thống
ngư dân”, vui chơi đầy khí thế. Xét lại, cá Ông được
phong thần “Nam Hải tướng quân”, trở thành đại diện
của Vua với chức năng một “tướng nhà trời”, ngoài việc
phù hộ tánh mạng ngư dân lúc ở biển lại còn giúp công
việc làm ăn cho cả thôn xóm. Phía Rạch Giá, tuy chưa
thấy cá Ông trôi vào, cũng như tận Phú Quốc cũng tôn
thờ. Từ miền Trung, ngư dân đã sớm vào Nam theo gió
mùa rồi định cư luôn. Hình thức phường chèo, giống
như hát bội, trình diễn khi tế cá Ông cũng hát Bắc, hát
Nam, nói Lối, nhằm “Cầu ngư” tức là cầu đánh bắt đạt
thu hoạch tốt.

Bà Chúa Xứ ở tháp Bà Nha Trang là hiện thân của bà

ở điện Hòn Chén (Huế), phổ biến tận Phú Quốc, miễu
Bà đồ sộ nhất là ở Núi Sam (tỉnh An Giang, bờ kinh
Vĩnh Tế). Lời chầu văn Núi Sam nhắc sự tích: “Bớ lịnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.