SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 179

179

vừa phải, đang ăn khách. Chim trời bay lượn nơi chân
trời vô tận. Những đống muối Cà Ná đưa về Sài Gòn,
nghề truyền thống; khi Pháp mới chiếm, hơn 100 năm
rồi, thâu mua gom về chợ Cầu Muối, nay còn tên, chờ
bán lên Cam Bốt, thuở ấy có con rạch, lấp lại gọi đường
Nguyễn Thái Học, mặt bằng trở thành chợ tập trung
rau cải từ Đà Lạt đưa xuống. Phan Rang với vườn nho,
rao inh ỏi khi xe ngừng, chừng 3 ngàn đồng một kí lô.
Vùng Phan Thiết từ xưa cung cấp nước mắm vào Sài
Gòn, Chợ Lớn. Ngọa Du Sào của ông Nguyễn Thông,
trường Dục Thanh hồi phong trào Duy Tân, tôi chưa
thăm được. Giới bình dân Sài Gòn từ cuối thế kỷ trước
mãi đến bây giờ ăn cơm rẻ tiền, ngon miệng nhờ cá
hấp Phan Thiết, đựng trong giỏ tre nhỏ, chở ô tô hoặc
xe lửa... Phan Thiết một thời là ranh giới “mềm” giữa
Trung và Nam Kỳ mà thực dân Pháp không muốn kiểm
soát kỹ, giới mua bán ngựa kéo xe cho Sài Gòn, dân
nghèo vào Sài Gòn tìm sinh kế. Đọc Văn thư lưu trữ hồi
cuối thế kỷ XIX, thấy ghi lại sự liên lạc giữa Trung Kỳ
của vua và Nam Kỳ của Pháp: Dịp lễ Giáng sinh, quan
Tổng đốc Phan Thiết gởi tặng hai con gà lôi (gà Tây),
và quan Pháp ở Bà Rịa đáp lễ vài chai rượu vang. Khu
vực săn bắn, phía núi hồi đầu thế kỷ: vùng Tánh Linh
nhiều voi, cọp, thêm con tê giác, trâu rừng (con min).
Chùa Phật ẩn hiện trên sườn đồi. Hàng năm, mai vàng
trên rừng chặt thui nhánh, đem xuống Sài Gòn dịp Tết
dành cho giới bình dân. Gần như sau Tết, đồng bào từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.