SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 180

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Sài Gòn - Chợ Lớn đi hành hương phía này khá nhiều.
Căn cứ Minh Đạm dễ nhìn từ quốc lộ. Thời chống Pháp,
đặc biệt là chống Mỹ, cán bộ và đồng bào Bà Rịa - Vũng
Tàu chiến đấu kiên cường. Minh Đạm là tên ghép lại,
Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, hai cán bộ lãnh
đạo Huyện ủy Long Điền, hy sinh năm 1948, niềm tự
hào của Long Hải, Phước Hải. Núi Điện Bà (không phải
Điện Bà, Tây Ninh), hòn Chóp Mao, núi Châu Viên;
núi Trương Phi ăn ra sát biển mà du khách đi Vũng Tàu
biết đến qua tên mũi Thùy Vân, Kỳ Vân, Pháp âm lại
Ti-Van... Căn cứ hiểm trở này chiếm vùng cao, có thể
đến Vũng Tàu, qua cửa Lấp. Vì vậy hứng chịu B.52,
“dàn nhạc Tân Tây Lan”, và những toán chó săn được
huấn luyện kỹ (quân khuyển) chuyên đánh hơi những
nơi hiểm hóc. Đây cũng là đất của anh hùng Võ Thị Sáu
mà cả nước đều kính mến. Vùng khô cằn, núi không có
huê lợi đáng kể. Năm trước, tình cờ gặp quyển Căn cứ
Minh Đạm
(1945-1975) do Sở Văn hóa Thông tin Bà
Rịa - Vũng Tàu xuất bản, 1994, sách mỏng, đậm đặc
tư liệu về thành tích, gây sự xúc động mạnh mẽ. Phần
minh họa có bức ảnh phai mờ, thời chống Mỹ ghi chú:
“Thiếu niên Phước Hải tham gia giết giặc”. Ảnh bảo
quản không tốt, may mà còn giữ được. Một chú bé đâu
chừng 12 tuổi, lùn, đứng thẳng lưng bên vách đá nứt
nẻ, tay mặt chống nạnh, tay trái đưa thẳng về phía trước
như chỉ mục tiêu cho một chú lính giải phóng đang quì
thấp hơn, mũi súng day về phía ngón tay em bé. Vài nét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.