SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
dân các xứ biết rằng: Người An Nam sánh trí sánh tài
thì cũng chẳng thua ai”. Xin trích dẫn thêm: “Đã biết
rằng xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, văn, phú, truyện
nói về những anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả
mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng
còn nữa. Bởi đó, tôi mới dám bày đặt một truyện đời
nay là sự thường có trước mắt ta luôn”.
Từ Bà Rịa về Biên Hòa, cây cà phê trước kia được
xem như giống khó trồng; trước 1945, chỉ riêng người
Pháp lập đồn điền ở Tây Nguyên mới đủ vốn khai thác.
Nay thì lan tràn, giá cà phê lên xuống bất ngờ ở thị trường
quốc tế, nhưng nếu theo đuổi nghề này, vẫn khá giả.
Hồi phong trào Duy Tân rộ lên ở Nam Kỳ, Nguyễn
Trọng Quản đã làm việc ở Sài Gòn với tâm huyết. Báo
Lục Tỉnh Tân Văn, số 33, thấy tư liệu đáng ghi: Vào
ngày 30-6-1908 (cách đây 90 năm) để đối phó với phong
trào Đông Du (học sinh lén đi Nhật để học hỏi nhanh về
khoa học kỹ thuật nhằm đánh thực dân), Pháp khuyến
khích con nhà khá giả nên sang Pháp thay vì sang Nhật.
Một kiểu mở lối thoát cho những người tiến bộ. Bấy
giờ trong buổi tiễn đưa, ngày 20.6.1908, Nguyễn Trọng
Quản đã phát biểu trước học sinh sang Pháp. Xin trích
nguyên văn trong bài báo để thấy cái tâm của người xưa:
- “Đi học bên Tây, không phải là đi học văn chương
chữ nghĩa mà thôi, mà phải học cho hiểu, cho rõ phong
tục người Lang Sa, phải học cho biết cách ăn thói ở của
người ta, phải học cho hiểu nghề làm ăn, cách buôn bán,