SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 183

183

việc ruộng nương trồng tỉa của người ta, phải học cho
biết đặng rộng suy rộng nghĩ, phải học cho biết ở đồng
tâm hiệp lực với người đồng bang mình, phải học cho
trí tỏa, lượng rộng, cho lòng ngay dạ thẳng, ấy là các
điều cũng phải học nữa”.

Tuy dài dòng, nhưng xin trích tiếp:
- “Các trò cũng chẳng nên qua nước Lang Sa mà học,

có ý cho đặng ngày sau về ỷ mình học hành thông thái
mà hà hiếp con dân nước mình, không có dân thì lấy
ai mà làm ruộng làm nương, lấy ai mà cày mà cấy, mà
trồng mà tỉa, không dân thì lấy ai mà nạp thuế, chịu sưu
cho có tiền nhà nước bắc cầu làm lộ, phát bổng lộc cho
ông Huyện, ông Phủ, thầy ký thầy thông, mấy trò cũng
chẳng nên chăm chỉ một lòng học làm ông kia ông nọ,
mà bỏ việc ích nước lợi dân. Không! Xứ ta đây quan
viên cũng đủ, người làm việc nước cũng nhiều, nếu các
trò về mà thêm số nữa thì có ích lợi đâu? Phải học để khi
về mà làm cho nước cho dân đặng hưng sùng thạnh lợi,
cho việc mua bán nước ta càng ngày càng tấn tới, cho
việc ruộng nương nước ta đặng mở mang thêm nữa...
Như các trò có ý đi học về rồi quên kẻ đồng bang, khinh
người dân dã, chẳng làm ích gì cho xứ mình, thôi thì ở
nhà làm ruộng còn khá hơn!”.

Rõ ràng là thiện chí, là tâm huyết. Có lẽ những người

đi Pháp buổi đầu thì yêu “đồng bang”, nhưng khi về thì
lại làm quan! Phải đợi đến những thế hệ sau, người du
học mới đủ trình độ phân tích bộ máy thực dân và đế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.