SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 185

185

quốc, sau Cách mạng tháng Mười ở Nga, để tranh đấu
với tổ chức chặt chẽ.

Biên Hòa, Cù lao Phố là nơi Nguyễn Hữu Cảnh dừng

chân, đến Sài Gòn, lập ra hai huyện Phước Long và
Tân Bình của phủ Gia Định. Lòng hiếu thảo của con
dân xứ Gia Định được biểu lộ rõ nét. Ngôi đình Bình
Kính được thành lập để đánh dấu nơi di hài Nguyễn
Hữu Cảnh được đưa về quàn tạm, về sau có nấm mộ
để “thờ vọng” chờ đưa về miền Trung. Ông mất ở Rạch
Gầm (Mỹ Tho), trên sông Cửu Long, năm 1700, trên lý
thuyết đã 298 năm.

Đại Nam Nhất Thống Chí chép đền Nguyễn Hữu

Cảnh buổi đầu day mặt ra sông Đồng Nai (Phước Long
giang), lấy đá ngầm làm thủy thành, dưới có con cá
chép lớn 6,7 thước (thước ta), cứ đêm khuya tĩnh mịch
thường hướng vào đền nhảy múa, bơi lội tới lui, dường
như múa lạy vị linh thần.

Nay hỏi vài bô lão, thấy rằng “đá ngầm” quen gọi

là đá hàng, còn gọi gành (cầu Gành) phía hạ lưu của
đền, khi nước ròng thì gành hiện rõ rệt. Sử cũng chép
năm Tự Đức thứ 4 (1851) lâu ngày đền mục nát, lại bị
nước xoáy, lở bờ sông, nên cho cất lại, ở cách sau 10
trượng (50 mét).

Các bô lão bảo theo lời truyền tụng thì năm xưa ấy

nước xoáy, thêm bão lụt, sắc vua ban cho bị ướt, nhà cửa
chung quanh sập hết, đành tạm gói lá sắc, cất trên ngọn
cây cao, sau đó xây đền ở mặt bằng hiện nay, trùng tu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.