SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 186

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

năm 1923, rồi năm 1960 như ngày nay còn thấy. Gành
đá ở phía chùa Ông. Lại nói có người còn gặp loại cá
to bơi lượn quanh gành đá, gọi cá sơn đài.

Hãy còn dấu ấn khoảng 12 ngôi đình của 12 xã buổi

đầu nay gom làm một xã (Hiệp Hòa) của thành phố Biên
Hòa. Dựa vào những làng quá nhỏ bé rải rác thời xưa,
ta đủ cơ sở để hình dung lại việc khẩn hoang thời chúa
Nguyễn rồi nhà Nguyễn.

Đồng bào ở Sài Gòn ắt từng đi qua Cù lao Phố, chú

ý đến ngôi chùa Ông (thờ Quan Công) rất xưa, thành
lập trên 300 năm vào thời hưng thịnh của thương gia
người Hoa, xây cất trước khi Nguyễn Hữu Cảnh vào
lập xã Thanh Hà, kiểu tổ chức từng áp dụng ở phố Hội
An. Xác của chùa dĩ nhiên trùng tu nhiều lần, nhưng
nền đất còn đó, cổ kính bên bờ sông Đồng Nai tràn đầy
sinh lực, đang cung cấp nước sạch cho Sài Gòn và thủy
điện Trị An. Miếu còn giữ vài hiện vật đời Càn Long.
Các tượng Quan Công, Châu Xương, Trương Phi đều
tạc bằng gỗ mun, màu đen. Sân chùa thoáng mát, nhìn
ra sông lớn. Cây gừa (loại cây đa cây đề) cổ thụ làm
tăng vẻ uy nghi, như để ngăn cách với thế giới trần tục
bên ngoài. Cây gừa to, rễ lòng thòng, khi mớ rễ phụ
buông xuống gặp bãi bùn thì cây phát triển nhanh hơn.
Vài cọng rễ ăn xuống đụng đất mà to đến thế, ắt nhiều
tuổi, khoảng trăm năm hơn. Những bạn trẻ ở hàng xóm
lấy làm hãnh diện khi chỉ cho tôi vài chi tiết mà nếu chỉ
nhìn sơ qua, tôi sẽ bỏ sót một điều rất cơ bản. Nguyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.