SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 188

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

gọi Ngư Tân, làng Bình Thảo), nơi ông bố trí trận địa
đề phòng quân Chân Lạp tấn công vào Cù lao Phố, khi
ông chuẩn bị mở cuộc hành quân lớn theo sông Tiền,
lên Nam Vang. Nhưng mặt trận Bến Cá vẫn yên tĩnh.
Cũng như để bảo vệ cho Sài Gòn, ông đã cẩn thận cho
lão Cầm đắp lũy Hoa Phong.

Tôi không được ở Bến Cá lâu hơn để khảo sát. Bến

Cá có họ đạo Tân Triều, nay vẫn nổi danh với bưởi ngon
ngọt như là đặc sản. Bến Cá (tên dân gian) và Tân Triều
(tên hành chính xưa) là vị trí chiến lược. Ta nhớ sau
Nguyễn Hữu Cảnh, chúa Nguyễn suy thoái, quân Tây
Sơn dấy lên giành thắng lợi lớn. Nguyễn Ánh mới 17
tuổi đã xưng vương, quân sĩ trú ẩn tại Tân Triều, tức là
khu vực này. Bá Đa Lộc trên đường đi phiêu lưu với
nhiều tham vọng đã đến gặp Nguyễn Ánh tại Tân Triều
(căn cứ của triều đình mới), hai bên mật đàm nhiều lần
để rồi 4 năm sau, việc hoàng tử Cảnh sang Pháp với
Bá Đa Lộc trở thành hiện thực. Linh mục Trương Bá
Cần đã dày công nghiên cứu giai đoạn này (Công giáo
Đàng Trong thời giám mục Pigneau (1771
-1799), Đại
Kết xuất bản - 1992).

Nguyễn Hữu Cảnh để lại dấu ấn ở Sài Gòn. Bấy giờ

Cù lao Phố phồn thịnh, trở thành cảng lớn trong khi
Sài Gòn khiêm tốn hơn về kinh tế, nhưng việc thương
mãi đã phát đạt, số thương gia Hoa kiều sẵn có ở Sài
Gòn được Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức ngay thành xã
Minh Hương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.