SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 181

181

đơn sơ, những mảng đen mờ nhưng hồn nhiên, thừa tính
thuyết phục. Em bé này còn nhỏ vào buổi ấy, tính đến
năm nay chắc tuổi cũng bốn mươi, xin cầu mong cho
em còn sống. Bà Rịa là chốn địa đầu, dân từ miền Nam
Trung Bộ tự phát kéo đến, môi trường sống dễ chịu hơn
vùng Phan Thiết. Gạo vùng Bà Rịa từng nổi danh tận
Sài Gòn, giống gạo Nanh Chồn, ngon hơn gạo Thơm
Chợ Đào, thêm mãng cầu ta (na) ngon ngọt. Lúa ở đây
tương đối cao, có chân nước mặn dưới sâu, cũng như
mãng cầu vùng gần biển thì ngọt, đậm đà. Pháp đến hồi
cuối thế kỷ XIX, Bà Rịa đã nổi lên sớm nhất hai nhân
tài đi tiên phong về quốc ngữ: Huỳnh Tịnh Paulus Của
với Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) và Nguyễn Trọng
Quản. Họ Huỳnh đã vào trường đạo Poulo Pinang (Mã
Lai – nơi Trương Vĩnh Ký đã từng học). Nguyễn Trọng
Quản theo đạo Thiên Chúa, nhỏ tuổi hơn (rể của Trương
Vĩnh Ký) được học bổng ở Bắc Phi. Bấy giờ đưa học
sinh qua Bắc Phi, nơi Pháp có thuộc địa, khí hậu hợp
với người Việt Nam hơn. Nguyễn Trọng Quản đã viết
một truyện vừa, bố cục kiểu Tây phương: Trò đời thế
thái, có ngoại tình, có án mạng, đầu đuôi cũng vì tình,
nhân vật và bối cảnh hiện thực vào thời người Pháp
mới đến, nhan đề Truyện Thầy Lazarô Phiền, xuất bản
tại Sài Gòn năm 1887. Tác giả muốn “lấy tiếng thường
mọi người hằng nói” để “làm ra một truyện hầu cho kẻ
sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay, trước
là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.