SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 178

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Bà ơi... Bà đi Châu Đốc, Bà về Nam Vang. Quê Bà xưa
ở Nha Trang”.

Viện Pasteur, thêm Trung tâm Hải dương học, thêm

cây cao su đã xuất hiện ở Nha Trang khá sớm, so với cả
nước. Bác sĩ Yersin phục vụ trong Hải quân năm 1894
đã tự nguyện đi Hương Cảng nghiên cứu bệnh dịch
hạch, bất chấp lây lan, cùng với một bác sĩ người Nhật
tìm được vi trùng bệnh này, từ đó có cơ sở để sáng chế
ra thuốc tiêm ngừa. Năm trước đó, bác sĩ đã thám sát
vùng Tây Nguyên, phát hiện khu vực nay là Đà Lạt:
cảnh đẹp, khí hậu tốt đối với người Âu, đất phì nhiêu.
Ông mất ở Nha Trang, như là quê hương thứ hai, tánh
tình bình dị, được mọi người yêu thích. Theo di chúc,
trên bia ghi tên họ, năm sinh, năm mất mà thôi. Nay đi
ô tô hoặc tàu hỏa ngang Suối Dầu, thấy phần mộ giữa
cây to bóng mát.

Đường về Sài Gòn, nhiều chiếc cầu ngắn bắc qua

những con suối ngắn và cạn, từ núi chảy xuống. Phan
Rí, nơi Nguyễn Tri Phương dưỡng bệnh, sau khi thất thủ
thành Chí Hòa, Sài Gòn. Đất không tốt, vẫn là những
động cát theo bờ biển. Suối Vĩnh Hảo, cây nhà lá vườn
của ta, chất lượng tốt nhưng dường như chưa tiếp thị
đúng mức. Quán đặc sản cá biển, dọc đường. Những
gốc bằng lăng xù xì, dáng dấp cây cổ thụ được bứng
lên, trông gọn và nhẹ, bán rẻ; giới chơi cây cảnh Sài
Gòn thích mua, theo thời trang. Quán đặc sản biển tại
Vĩnh Hảo do đầu bếp từ Chợ Lớn ra kinh doanh, giá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.