SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 214

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

kiếm; cá khô, mắm cá biển, thông dụng nhất về rau cỏ
là măng le, thỉnh thoảng được thịt rừng. Trà, thuốc lá,
kẹo đậu phộng giá rẻ. Củi tương đối dễ kiếm. Người
phía Đồng bằng sông Cửu Long khó hình dung những
cái giếng vào mùa nắng phải bỏ gàu xuống 15 mét. Ăn
nói chững chạc, vốn ngôn từ dồi dào, vui vẻ, thích khôi
hài. Đa số theo đạo Phật. Tôn giáo có tổ chức vẫn là đạo
Cao Đài, với Tòa thánh ở Tây Ninh. Người dân tộc đa
dạng. “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Nền đất xưa kia
là của những dân tộc có lẽ nay còn ở phía Tây Nguyên,
di chỉ thời đại đồ đá dẫy đầy. Quanh các tỉnh và huyện
lỵ ngày nay, xưa kia là rừng chồi, rừng cây danh mộc,
nhiều nhất là rừng tre. Pháp đến, thám sát tiềm năng về
hầm mỏ, lại thất vọng, chỉ gặp nhiều hầm đất sét mà
người Việt đã khai thác từ đời Tự Đức, hoặc xưa hơn,
để làm đồ gốm, gạch ngói.

Mãi đến nay, nói đến miền Đông, cốt lõi là đất Đồng

Nai, ai cũng nhắc đến thời Cù lao Phố xưa hơn 300 năm,
là hải cảng lớn đầu tiên của Nam Bộ, sung túc trước Sài
Gòn. Bấy giờ Biên Hòa là đất giàu về lâm sản, dân số
còn ít, lúa gạo đủ tiêu thụ ở địa phương, lại còn dư để
xuất cảng, nguồn lợi đa dạng với đậu, bắp, mía, bông
vải. Nay miền Đông đã khởi sắc với khu công nghiệp
Biên Hòa, trên trục lộ giao thông đường bộ, đường sắt
Bắc - Nam. Thực dân Pháp đã dùng nhân công người
Việt, phần lớn từ đồng bằng Bắc Bộ đến làm phu, biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.