SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 215

215

rừng ma thiêng nước độc ra đồn điền cao su, hao tốn bao
nhiêu sinh mạng. Sông Đồng Nai cung cấp nước phần
lớn cho vùng Sài Gòn. Dân miền Đông nói chung bám
lấy Biên Hòa và cảng Sài Gòn, gần như ít ai dời chỗ
xuống phía Hậu Giang. Địa đạo Củ Chi, đập nước Trị
An, nơi du lịch tốt... Hãy còn sự nhận thức theo sách vở
rằng người Hoa kiều ở Biên Hòa, ở Sài Gòn ngày nay
gốc là con cháu di thần bài Mãn phục Minh đến nước
ta xin tị nạn từ năm 1679 hoặc sớm hơn. Thật ra những
người xưa xiêu tán, đa số lấy vợ Việt, hai ba đời sau là
trở thành người Việt, và những người lai ấy không được
gia nhập quốc tịch Hoa. Họ cưới vợ người Việt, lần hồi
theo cơ chế của vua chúa nhà Nguyễn, trở thành người
Minh Hương trong giai đoạn chuyển tiếp, được thi cử và
làm quan như người Việt bình thường. Qua cuộc khảo
sát ở Cù lao Phố (Biên Hòa), ta thấy những người Việt
mà gốc gác là Hoa, mang họ người Hoa phần lớn chỉ
mới sang Biên Hòa hơn trăm năm, khi người Pháp đến.

Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai,
Nước sông trong, sao cứ đục hoài
(chảy lộn hoài),
Thương người xa xứ lạc loài đến đây

Câu ca dao hơi khó hiểu. Phải chăng ngụ ý ai ăn học

giỏi thời xưa thì bám lấy kinh đô Huế để làm quan, còn
dân nghèo thì là con ngựa (khác với con rồng) phải vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.