SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 216

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

đất Đồng Nai khẩn hoang lập nghiệp. Cánh đồng cỏ đầy
nai quả là gây ngạc nhiên; bấy lâu, ở miền Trung nai
sống bên sườn núi, ăn cỏ non nơi bờ suối. Quanh năm,
nai cần uống rất nhiều nước, nếu rời đồi núi, mùa nắng
thì không tồn tại được. Vào Biên Hòa, cánh đồng cỏ non
hiện ra, xa đồi núi, nai tới lui đùa giỡn quanh năm, mùa
nắng nai vẫn sống tại chỗ, sẵn nước ngọt dự trữ trong
nhiều hố sâu (đến 4 mét – nay vẫn còn dấu ấn) – quanh
miệng hố, cỏ còn non vì trong hố trữ nhiều nước ngọt.
Vùng ngày nay còn tên đất là Hố Nai, và trong vùng,
còn nhiều nơi như Bàu Nai, Hóc Hươu.

Câu ca dao gần gũi với phía đồng bằng là:

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

xuất hiện sau khi có phủ Gia Định do Nguyễn Hữu Cảnh
lập ra. Nhà Bè gắn với tích ông Thủ Huồng làm việc từ
thiện, cầu mong giảm bớt tội, khi xuống âm phủ, vì sinh
thời ông đã quá tham nhũng. Nhà Bè là tên của khúc
sông Đồng Nai, giữa sông Sài Gòn và sông Lòng Tàu.
Khi cái bè kết bằng tre để bố thí gạo, củi cho dân trên
đường vào Nam khẩn hoang không có tác dụng buổi
đầu nữa thì khu vực nói trên trở thành cái chợ nổi đầu
tiên của Nam Bộ. Lên đất liền là gặp vùng đất thuận
lợi cho hoa màu phụ, tiểu công nghệ với mía, bông vải
trong buổi đầu. Còn Gia Định là địa danh khái quát mà
Nguyễn Hữu Cảnh đặt cho vùng đất ăn từ Sài Gòn đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.