SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 218

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Sử chép chính xác vào năm 1707, Nguyễn Cửu Vân

đã đốc suất đào con kinh đầu tiên phía đồng bằng, nối
liền rạch Mỹ Tho (ăn từ sông Tiền) đến sông Vàm Cỏ
Tây, tức là con kinh sau này gọi là Bảo Định, song
song với quốc lộ, phía Bến Tranh, nay đã cạn. Điều đó
chứng tỏ quân sĩ và dân địa phương cũng đã khá đông.
Nay ta còn gặp vài dòng họ lớn như họ Phạm Đăng (bà
Từ Dũ), Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức đến vùng
đồng bằng sau năm 1700.

Cốt lõi cùa đồng bằng sông Cửu Long, vào buổi đầu

là dân vùng đất giồng ven biển (Gò Công, Bến Tre)
và khu vực gọi là Ba Giồng, ăn từ Long An (Khánh
Hậu) đến Cai Lậy, Cái Bè (tả ngạn sông Tiền) cư ngụ
rải rác. Nơi đây nước ngọt quanh năm, không úng lụt,
từ những giồng này ăn ra bờ sông Tiền, đất tốt vào
bực nhất nhì của cả nước. Những con rạch thiên nhiên
đủ khả năng tiêu tưới, nhờ không lụt nên dễ lập vườn
cây ăn trái. Đây là Miệt Vườn trù phú, dân đông đúc,
chợ làng nhóm hàng ngày, thêm những tụ điểm ở ngã
ba đường bộ hoặc sông rạch. Khí hậu trong lành. Các
thầy đồ từ miền Trung vào dạy học, được ưu đãi. Tây
Sơn và Nguyễn Ánh cố tranh chấp nhau vùng Ba Giồng
nhiều của cải và đông dân này. Đọc Phủ Biên Tạp Lục
của Lê Quí Đôn ta chú ý điểm quan trọng: Ba Giồng là
vựa lúa gạo của cả Nam Bộ (khi bán đảo Rạch Giá, Cà
Mau gần như hoang vu). Chợ Gạo của vùng Mỹ Tho
nổi danh cũng như vùng Gò Công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.