SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
tiếng của miền Trung, ghe đi biển gọi là ghe Cửa. Nhiều
ca dao từ miền Nam Trung Bộ phổ biến vào, nay còn
nhận rõ dấu ấn qua những dân ca mà ta sưu tầm được.
Người đi xa quê vẫn bảo lưu, trong khi nơi xuất xứ gần
như mất hẳn. Làn điệu bài chòi phổ biến từ Quảng Nam,
Bình Định đưa vào, được cải biến, nghe ngọt ngào hơn:
điệu nói thơ Vân Tiên, lại cải biến đợt sau trở thành nói
thơ Bạc Liêu. Về phong tục quan hôn tang tế, nhất là lễ
hội đình làng, người vùng Tiền Giang tỏ ra tự tin, làm
mẫu mực cho người Sài Gòn phần lớn. Ngay đến nhạc
lễ ở đình làng, dịp đám tang ở Sài Gòn vẫn là do những
nghệ nhân từ Cần Đước, Cần Giuộc, Gò Công chuyên
đảm nhận, mãi đến ngày nay. Cũng như tục thờ cá Ông
đã thịnh hành, từ Nha Trang đưa vào.
Trương Định, Lê Văn Duyệt và Từ Dũ quê ở Quảng
Ngãi vào trước. Quan lại vào cai trị, thời nhà Nguyễn
hoặc đời chúa Nguyễn đợt đầu phần lớn là người Quảng
Nam, Thanh Hóa. Người vùng Tiền Giang, Gò Công
dùng ngôn ngữ trong sáng, người từ miền Trung, người
Huế nghe là hiểu dễ dàng, ít có tiếng phương ngữ như ở
phía Bạc Liêu - Rạch Giá là nơi lai tạp, pha trộn tiếng
Triều Châu, tiếng Khơme. Cù lao Bến Tre, nhìn sơ qua
tưởng là đất xưa, nhưng đứng về lịch sử vẫn là đất mới,
theo nghĩa là vùng đất sau cùng sáp nhập vào lãnh thổ
Việt Nam thời Nguyễn Cư Trinh, một lượt với Vĩnh
Long, Sa Đéc, Tân Châu. Buổi đầu đó là lãnh thổ của
vùng Vĩnh Long. Ta có thể nói Bến Tre là đất Vĩnh