SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 222

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

miền Đông qua Vĩnh Long vẫn là Cái Bè. Tên Việt gian
ác độc là Trần Bá Lộc được đưa về đấy. Pháp đánh ba
tỉnh miền Tây trong trường hợp nào, ai cũng biết. Rồi
vùng đất dọc theo sông Tiền, ăn qua sông Hậu lúc bấy
giờ, cũng được khai thác sớm (theo mức tương đối như
Vĩnh Long) với phù sa tốt, hợp với ruộng và vườn cây
ăn trái. Sa Đéc, Tân Châu (khai thác từ đời Nguyễn Hữu
Cảnh) định hình, giữa sông Tiền và sông Hậu cũng được
Pháp lưu tâm để bình định, làm bàn đạp để khai thác
về kinh tế phía bên kia sông Hậu. Thoạt tiên, chưa có
tỉnh lỵ Cần Thơ. Sa Đéc tạm quản lý phía Cần Thơ, rồi
tỉnh lỵ gọi là của Cần Thơ từ Sa Đéc dời xuống Trà Ôn,
rồi xuống Bắc Trang (nay là Trà Vinh). Nghĩa là vùng
Cần Thơ ngày nay chưa có nguồn lợi đáng kể. Sau đó
tỉnh lỵ Cần Thơ dời qua hữu ngạn sông Hậu, đóng tại
Cái Răng, trước khi thiết lập chợ Cần Thơ ngày nay.

Nói như thế, để thấy rằng thành phố Cần Thơ ngày

nay cũng như thị xã Long Xuyên là sự qui hoạch mới
do Pháp nâng cấp.

Có một chính sách của thực dân Pháp để chiêu an, ít

được nói tới. Vì tin cậy vào sức mạnh quân sự, Pháp tỏ
ra dễ dãi về mặt chính trị. Các quan lại của triều đình
có thể qui thuận, nghỉ hưu tại chỗ, không mang tội gì
cả, ai muốn theo triều đình Huế thì cứ đi ra Trung Kỳ.
Ai muốn làm cho Pháp thì được lưu dụng. Quân sĩ của
triều đình hễ phục viên tại chỗ là xong. Bởi vậy, bọn mật
thám chỉ làm công việc kiểm tra khí giới còn giấu lén lút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.