SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 223

223

hoặc theo dõi những toán thanh niên tập võ nghệ! Còn
như việc ăn nhậu để nói trừu tượng về Tổ quốc, cũng
như làm văn thơ, giễu bọn hương chức hội tề, bọn Tây
phương, họa vận... thì chúng theo dõi, phần lớn là bỏ
qua, chẳng thèm báo cáo. Bởi vậy, ta thấy trường hợp
Cử Trị mắng Tôn Thọ Tường, Văn tế của Nguyễn Đình
Chiểu lắm khi được đăng tải công khai. Các vị Cai tổng
(đang theo Pháp) tha hồ làm thơ hoài cổ cũng không sao
cả. Nói chung, phần lớn điền chủ, nho sĩ đều ở lại, trực
tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ chính quyền ở xã, ở tổng (biết
chữ Hán thì làm hương chức hội tề, cai tổng được). Nhất
là Pháp cần thu thuế tiền, lấy lúa gạo xuất cảng, phổ
biến hàng tiêu dùng Tây phương (lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh) thì việc trưng khẩn đất đai lại dễ dãi cho
giới “điền chủ mới”, lắm khi họ là con cháu của nghĩa
quân. Giới “nhân sĩ” này vốn lanh lẹn, biết chạy chọt,
lo hối lộ và so với giới bần cố nông thì họ biết quản lý
đất ruộng, dĩ nhiên là để bóc lột, cho vay nặng lãi. Hội
nhập về kinh tế thị trường nhưng lại hoài cổ viển vông!
Không ai có thể làm Bá Di, Thúc Tề, lên núi ở, không
ăn thóc lúa nhà Châu nhưng... phải đứng trên đất của nhà
Châu! Đây là sự hội nhập nào phải kiểu kinh tế tự túc
với ngư tiều canh mục, nhưng là hệ thống tư bản toàn
khu vực Á Đông. Huỳnh Mẫn Đạt (thơ ca đượm lòng
yêu nước), từng là tuần phủ cai quản tỉnh Hà Tiên, khi
Pháp đến thì từ chức, làm thơ và lên Sài Gòn dạo chơi!
Thời buổi ấy từ Hà Tiên đi Sài Gòn người chèo ghe thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.